|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

5 vấn đề có thể khiến các báo cáo tài chính không còn đáng tin cậy

08:00 | 08/02/2020
Chia sẻ
Báo cáo tài chính trong nhiều trường hợp không còn được xem là một chỉ số đáng tin cậy vì rất nhiều lí do dưới đây.

Trong nhiều thập kỉ của ngành tài chính - kế toán, báo cáo tài chính được xem là dữ liệu đáng tin cậy và quan trọng nhất để định giá, xác định chiến lược và tình trạng của mỗi doanh nghiệp nhưng đến nay, điều này không còn thực tế vì nhiều lí do.

Đầu tiên, báo cáo tài chính doanh nghiệp luôn bị phụ thuộc vào các ước tính và những định kiến đôi khi vượt xa khỏi lĩnh vực của doanh nghiệp, ngay cả khi được thực hiện với mục đích tốt.

Thứ hai, các số liệu tài chính tiêu chuẩn cho phép so sánh giữa các công ty có thể không phải là cách đánh giá chính xác nhất giá trị của bất kì công ty cụ thể nào. Đây là trường hợp đặc biệt đối với các công ty đổi mới trong nền kinh tế chuyển động nhanh, đưa ra các biện pháp không chính thức đi kèm với họ vấn đề riêng. 

Cuối cùng, các nhà quản lí và giám đốc điều hành thường xuyên bị thôi thúc và có lí do để sửa đổi báo cáo tài chính một cách chủ ý.

Bất chấp nhiều cải cách, kế toán doanh nghiệp vẫn khá mơ hồ. Các công ty tiếp tục tìm cách lách qua hệ thống trong khi sự xuất hiện của các nền tảng trực tuyến đã thay đổi đáng kể môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp, khắc phục được những thiếu sót của chỉ số hiệu suất truyền thống. 

5 nguyên nhân khiến báo cáo tài chính không còn đáng tin cậy - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: HBR).

Nghiên cứu của HBR cũng bao gồm một số trường hợp cụ thể của những tập đoàn lớn và có lẽ đã thao túng không chỉ con số trong báo cáo tài chính còn cả quyết định điều hành, ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp và toàn ngành công nghiệp. 

Hạn chế những hành vi như vậy là một thách thức và mục tiêu chính của nghề kế toán nhưng kĩ thuật phân tích mới có thể giải quyết phần nào. Hãy cùng xem 5 vấn đề của báo cáo tài chính hiện nay.

Tiêu chuẩn toàn cầu

Trở lại năm 2002, thế giới đứng trên bờ vực của một cuộc cách mạng kế toán khổng lồ. Một sáng kiến tạo ra một bộ qui tắc chuẩn mực kế toán quốc tế đã được phê duyệt với mục đích hợp nhất các Nguyên tắc Kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (GAAP) và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) do các nước châu Âu đang áp dụng. 

Đến năm 2005, trên lí thuyết, tất cả các công ty hợp pháp ở Liên minh châu Âu đã từ bỏ các chuẩn mực kế toán địa phương để ủng hộ IFRS. Ngày nay, ít nhất 110 quốc gia trên thế giới sử dụng hệ thống kế toán dưới hình thức này hay hình thức khác.

Nhưng nhìn trên bức tranh toàn cảnh, sự thống nhất đã bị phá vỡ và những thay đổi thực chất hơn nữa dường như không thể xảy ra trong tương lai gần. Tuy không thể phủ nhận những tiến bộ đã đạt được song hiểu được giá trị thực sự của một công ty và so sánh giá trị của những doanh nghiệp ở nhiều hơn hai quốc gia tiếp tục là thách thức lớn.

Dự đoán doanh thu

Dự đoán doanh thu là một vấn đề nan giải khác của các qui định kế toán. Giả sử, bạn đang bán smartphone, dịch vụ internet hoặc gói phần mềm trị giá 30 triệu USD cho một cá nhân hoặc công ty. 

Hợp đồng bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó thường bao gồm các nâng cấp trong tương lai mà chi phí không thể dự đoán được tại thời điểm bán. Do đó, xác định lợi nhuận sẽ bán được bao nhiêu là điều không thể.

5 nguyên nhân khiến báo cáo tài chính không còn đáng tin cậy - Ảnh 2.

Trong năm 2015, Twitter đã báo cáo khoản lỗ ròng GAAP là 521 triệu USD. Ảnh: HBR

Những thiếu sót về khả năng dự đoán doanh thu thực tế cũng khiến các công ty ngày càng ưa chuộng một số biện pháp thay thế không chính thức để báo cáo hiệu quả tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số. 

Thành công rực rỡ của các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Ren Ren; các trang web thể thao và trò chơi ảo như Changyou và Zynga; các chợ trực tuyến như Amazon, eBay và Alibaba đã nhanh chóng chứng minh rằng những giải pháp truyền thống để nhận biết và đo lường doanh thu - chi phí không thể phản ánh giá trị thực sự của doanh nghiệp. 

Không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty này sớm bắt đầu áp dụng những phương pháp đo lường khác để báo cáo thu nhập. 

Chẳng hạn, trong năm 2015, Twitter đã báo cáo khoản lỗ ròng GAAP là 521 triệu USD nhưng cung cấp tới 2 biện pháp thu nhập phi GAAP cho thấy doanh thu khả quan hơn. Mẫu báo cáo EBITDA cho kết quả là 557 triệu USD và thu nhập ròng phi GAAP là 276 triệu USD.

Thống kê các nguồn thu nhập không chính thức

Dù các biện pháp doanh thu không chính thức là tương đối mới đối với nhiều công ty, tất cả các loại hình doanh nghiệp đã sử dụng các biện pháp thu nhập phi GAAP và phi IFRS trong một thời gian dài. 

Phổ biến nhất là EBITDA (thống kê thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và tiêu hao) - một loại báo cáo được các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đặc biệt yêu thích bởi khả năng cung cấp tính ủy quyền nhanh chóng cho lượng tiền mặt có sẵn và nợ dịch vụ. 

Trong lĩnh vực công nghệ, các biện pháp phi GAAP đã được sử dụng rộng rãi. Khi làn sóng dot com đầu tiên bùng nổ, các công ty bắt đầu thuyết phục giới đầu tư bằng những tài sản vô hình như lượt xem trang của MySpace để thể hiện rằng doanh nghiệp của họ có giá trị dù chưa đem lại lợi nhuận (và đôi khi, thậm chí cả doanh thu).

Tuy nhiên, điều nguy hiểm là các biện pháp thay thế thường quá đơn giản. Ngay cả các biện pháp được sử dụng phổ biến như EBITDA cũng không thể so sánh được 2 doanh nghiệp một cách toàn diện hoặc chỉ một doanh nghiệp nhưng từ năm này sang năm khác vì sự khác biệt trong những gì báo cáo đưa vào và đã loại trừ trong tính toán. 

Các nhà đầu tư và phân tích nên tiếp tục thận trọng khi kiểm toán các nguồn thu nhập không chính thức và cần cân nhắc tỉ mỉ cách giải thích của công ty. Yếu tố này thường liên quan đến việc sử dụng (hoặc lạm dụng) quyết định của người quản lí.

Giá trị hợp lí

Các CEO và nhà đầu tư có hai biện pháp để xác định giá trị của một công ty: giá ban đầu được trả (nghĩa là chi phí mua lại hoặc chi phí lịch sử hoạt động) và số tiền khối tài sản đó sẽ mang lại nếu được bán ở hiện tại (giá trị hợp lí).

Những khó khăn để cân bằng hai loại giá trị này thường xuyên phát sinh trong giao dịch chứng khoán và hãy tưởng tượng sẽ còn khó khăn ra sao khi áp dụng các nguyên tắc giá trị hợp lí với các yếu tố vô hình như thiện chí, bằng sáng chế, thỏa thuận kiếm tiền và các dự án nghiên cứu và phát triển. 

5 nguyên nhân khiến báo cáo tài chính không còn đáng tin cậy - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Tệ hơn nữa, một số tiết lộ về cách định giá tài sản vô hình cho thấy kết quả chỉ dựa trên khối thông tin cơ bản và dự đoán vô cùng cẩu thả. Chỉ 5 năm trước, hiếm khi có thể tìm thấy một báo cáo thường niên của SEC (10K) dưới 150 trang như hiện nay. Mẫu báo cáo cũ phải bao gồm đầy đủ các dự đoán tình hình cho những ước tính giá trị hợp lí.

Mong muốn thao túng báo cáo tài chính của ban lãnh đạo

Trong quá trình kiểm toán, nhà phân tích, nhà đầu tư và giám đốc thường nói về các thủ thuật kế toán, tập trung vào cách chi phí tích lũy trong báo cáo cuối cùng. Chẳng hạn, các nhà quản lí có thể chọn cách cung cấp quá mức, đó là cố tình vượt quá chi phí hoặc tổn thất, chẳng hạn như nợ xấu hoặc tái cơ cấu chi phí để tạo ra một khoản dự trữ ẩn có thể sử dụng trong tương lai để tăng lợi nhuận ảo. 

Những công ty có thể thiếu hiệu quả cố tình trì hoãn việc ghi nhận chi phí hoặc thua lỗ trong năm hiện tại. Trong trường hợp đó, lợi nhuận được vay từ các giai đoạn trong tương lai để tăng lợi nhuận hiện tại.

Các nhà quản lí cũng thay đổi các con số thông qua thao túng sản xuất. Ví dụ, nếu một công ty có công suất vượt tiêu chuẩn đáng kể, các nhà quản lí có thể chọn tăng sản lượng, cho phép chi phí sản xuất cố định được trải đều trên nhiều đơn vị sản phẩm. 

Kết quả là giảm chi phí sản phẩm và do đó, chi phí bán hàng thấp hơn và lợi nhuận cao hơn. Nhưng thực tế này cũng dẫn đến hàng tồn kho thành phẩm cao, tạo ra gánh nặng lớn cho doanh nghiệp để đổi lấy cải thiện lợi nhuận ngắn hạn.

Theo một nghiên cứu của ngành công nghiệp ô tô, khi số lượng lớn xe ô tô không bán được bị tồn kho trong thời gian dài, nhiều hư hại và thiệt hại có thể xảy ra. Kính chắn gió và lốp xe bị nứt, gạt nước gãy, hao pin, v.v. 

Công ty phải tăng cường chi tiêu tiếp thị, giảm giá và cung cấp các khoản ưu đãi đắt đỏ như hỗ trợ tài chính 0% chỉ để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Và chính hành động cắt giảm giá có thể hủy hoại một tài sản thương hiệu rất khó khăn mới xây dựng được.

Điều làm cho những phát hiện này trở nên đáng lo ngại không chỉ là các hoạt động lách luật đang lan rộng mà còn bởi qui định lỏng lẻo của GAAP hoặc IFRS. CEO của doanh nghiệp có thể làm những gì họ muốn và che mắt những kiểm toán viên lành nghề nhất. Hơn nữa, các hành vi thao túng như vậy rất khó phát hiện nếu chỉ dựa trên bộ qui tắc hiện hành.

Để báo cáo tài chính thực hiện đúng chức năng kinh tế và xã hội quan trọng của mình, chúng phải thể hiện được hiện trạng kinh tế thực sự của một doanh nghiệp. Nếu đi chệch khỏi sự thật, nguồn vốn khan hiếm sẽ tiếp tục bị phân bổ sai và tiềm năng thành công hay các nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại.

Tất nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ đạt tới viễn cảnh lí tưởng khi mọi báo cáo đều hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy nhưng hiểu biết về những thiếu sót hiện tại và các công cụ mới để phát hiện gian lận sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp tục phấn đấu cho lí tưởng đó. 

Thu Phương

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.