|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

45.000 tỷ đồng cho chương trình phát triển kinh tế nông thôn

07:16 | 08/05/2018
Chia sẻ
Từ nay tới năm 2020, cả nước sẽ củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và DN, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
45000 ty dong cho chuong trinh phat trien kinh te nong thon Chính phủ trình dự án Luật Chăn nuôi
45000 ty dong cho chuong trinh phat trien kinh te nong thon Thị trường tiêu dùng nhanh: nông thôn tăng trưởng cao hơn thành thị
45000 ty dong cho chuong trinh phat trien kinh te nong thon
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp. Ảnh: Trần Việt

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia vừa ký Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (OCOP), được thực hiện trên phạm vi cả nước.

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (DN, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ này có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương. Các nhóm hàng hoá, dịch vụ gồm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm, nội thất, trang trí…

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ phát triển.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, DN nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Từ nay tới năm 2020, Chương trình sẽ thực hiện tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và DN; triển khai thực hiện từ 8 đến 10 mô hình làng văn hóa du lịch; củng cố, kiện toàn 100% DN, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; phấn đấu phát triển mới khoảng 500 DN nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.

Quyết định cũng đưa ra tính toán về nguồn vốn và cơ cấu vốn huy động để thực hiện Chương trình với tổng kinh phí dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là nguồn xã hội hóa.

Hương Dịu