4 nhận định sai lầm đắt giá về doanh nghiệp Trung Quốc
Nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc tăng cao trong năm 2019 | |
Làn sóng doanh nghiệp Nhật từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn |
Trong nhiều thập kỉ, giới lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây thường mắc phải sai lầm khi cho rằng doanh nghiệp Trung Quốc không thể nào cạnh tranh với mình trên mọi phương diện, trừ giá cả nhưng bắt đầu từ năm 2019, suy nghĩ này có thể khiến họ phải trả giá đắt.
Trong cuốn sách “Chấm dứt thời đại Trung Quốc giá rẻ”, Shaun Rein – nhà sáng lập và giám đốc điều hành của China Market Research Group (CMRG) đã tổng kết 4 sai lầm điển hình của các doanh nghiệp phương Tây hiện nay về năng lực và sự trỗi dậy của cường quốc phương Bắc, khiến nhiều người phải đánh giá lại sức mạnh của người Trung Quốc.
Nguồn: SCMP. |
1. Đánh giá thấp chất lượng các thương hiệu Trung Quốc
Hàng Trung Quốc đã từng bị gắn mác “copycat” theo các tập đoàn và doanh nghiệp phương Tây trong gần nửa thế kỉ và sản phẩm của họ luôn có giá thấp hơn, gắn liền với chất lượng thấp hơn, không thể chinh phục phân khúc khách hàng cao cấp.
Tuy nhiên, đã đến ngày các công ty Trung Quốc hoàn toàn có thể chào bán các sản phẩm với chất lượng tương tự của Mỹ hay châu Âu với mẫu mã đa dạng hơn, phù hợp hơn với thị hiếu người châu Á – thị trường đông dân nhất thế giới.
Nhiều lãnh đạo phương Tây cho rằng chính quyền Bắc Kinh đã tạo ra sân chơi không công bằng và bảo hộ quá nhiều cho doanh nghiệp địa phương song không thể phủ nhận Alibaba đã đánh bại eBay về cả doanh số trong những năm gần đây cũng như khâu thanh toán bảo mật với AliPay và công nghệ trả tiền đặt cọc.
Tương tự, Huawei đã vươn lên vị trí thứ 3 trong danh sách các hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới chỉ trong 5 năm – quãng thời gian không tưởng so với hàng thập kỉ vật lộn của Apple và Samsung.
2. Người Trung Quốc ưu tiên hàng Trung Quốc
Nhìn chung, do định kiến qua vài thế hệ, người Trung Quốc vốn tin tưởng các thương hiệu nước ngoài hơn thương hiệu nội địa, đặc biệt trong lĩnh vực hàng xa xỉ. Tuy nhiên, một nghiên cứu xã hội của CMRG cho thấy hầu hết người Trung Quốc bắt đầu có xu hướng lựa chọn hàng nội địa nếu hai mặt hàng có mức giá và chất lượng ngang nhau, đặc biệt từ khi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung bùng nổ.
Việc mua sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc hấp dẫn ở chỗ làm bùng lên tinh thần dân tộc và các doanh nghiệp địa phương rất biết cách tận dụng lợi thế sân nhà của mình bằng các chiến dịch quảng cáo liên quan đến văn hóa truyền thống.
Mengniu Dairy và Haier là những ví dụ điển hình cho thấy ngay cả những khách hàng giàu có ở Trung Quốc cũng sẽ lựa chọn sữa hay điều hòa nội địa thay cho Danone của Hà Lan hay Samsung của Hàn Quốc.
3. Đánh giá sai tầm nhìn của các doanh nghiệp Trung Quốc
Các nhà điều hành doanh nghiệp Trung Quốc thường bị phương Tây đánh giá là thiếu tầm nhìn dài hạn nhưng không phải vì họ không có khả năng hoạch định chiến lược mà bởi sự thay đổi các quy định của chính phủ buộc họ phải làm vậy.
Trong khi các thương hiệu lớn phương Tây thường chi hàng tỉ USD và nhiều năm trời chỉ để định vị thương hiệu, các doanh nghiệp Trung Quốc lại tập trung vào các khoản lợi nhanh chóng và ngắn hạn theo mùa, thậm chí không đầu tư vào cả mặt bằng.
Tuy nhiên, một khi quy hoạch đô thị và luật pháp Trung Quốc ổn định cùng dự án biến đảo Hải Nam thành khu kinh tế mới miễn thuế, mọi thứ có thể thay đổi và người Trung Quốc sẽ phát triển khả năng buôn bán của họ ở một mức độ khiến người phương Tây phải kinh ngạc.
Nguồn: SCMP. |
4. Lĩnh vực bất động sản không hề tồi tệ
Trong những tháng cuối năm 2018, hàng loạt các báo cáo về tình hình lợi nhuận ảm đạm của bất động sản Trung Quốc khiến giới đầu tư nước ngoài có cái nhìn không mấy tích cực về quốc gia này.
Du khách phương Tây cũng hay phàn nàn rằng những trung tâm thương mại lớn ở đây không được xây ở vị trí đẹp trong khi bãi đậu xe lại nằm ở nơi đắc địa có hướng nhìn ra bờ sông. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp phương Tây cho rằng giới bất động sản Trung Quốc đang lãng phí tài nguyên và rằng họ thực sự không thể cạnh tranh trong phân khúc khách sạn, nghỉ dưỡng phục vụ tầng lớp thượng lưu giàu có.
Những chỉ trích này hoàn toàn không đứng vững nếu nhìn vào bối cảnh quy hoạch đô thị còn chưa ổn định của Trung Quốc hiện nay. Điều luật buộc các doanh nghiệp phải xây dựng ngay sau khi nhận đất để tránh tình trạng đầu cơ buộc chủ các doanh nghiệp phải xây tạm bợ một số công trình đơn giản như bãi đậu xe, công viên nhằm đối phó tình hình. Vì vậy, năm 2019, với sự hỗ trợ lớn hơn của chính phủ cho các doanh nghiệp tư nhân, không khó để thấy rằng bất động sản Trung Quốc sẽ có sự bùng nổ lớn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/