|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

4 năm không có doanh thu từ thuỷ điện, HAGL lại góp gần 50 tỷ đồng thành lập công ty mới

21:05 | 26/01/2018
Chia sẻ
Hiện HAGL đang sở hữu 3 công ty con về thuỷ điện gồm 2 công ty ở Lào và 1 công ty ở Gia Lai.
4 nam khong co doanh thu tu thuy dien hagl lai gop gan 50 ty dong thanh lap cong ty moi HAGL hoàn tất bán gần 8,5 triệu cổ phiếu HNG để tái cơ cấu nợ
4 nam khong co doanh thu tu thuy dien hagl lai gop gan 50 ty dong thanh lap cong ty moi Bầu Đức: 'Vị trí anh Lý Xuân Hải đảm nhiệm vô cùng quan trọng'
4 nam khong co doanh thu tu thuy dien hagl lai gop gan 50 ty dong thanh lap cong ty moi Cú bắt tay 'bất ngờ' của Doji và Bamboo Capital hay 'tất yếu' trong bộ ba Doji - Bamboo - HAGL

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) vừa thông qua việc phê duyệt việc góp vốn thành lập Công ty cổ phần Thuỷ điện Hoàng Anh Sài Gòn.

4 nam khong co doanh thu tu thuy dien hagl lai gop gan 50 ty dong thanh lap cong ty moi

Cụ thể, HAGL sẽ góp 49,5 tỷ đồng để thành lập công ty cùng các cổ đông khác. Hội đồng quản trị cũng giao cho ông Võ Trường Sơn - Tổng giám đốc kiêm Thành viên Hội đồng quản trị làm đại diện theo uỷ quyền đối với phần vốn góp của HAGL.

Hiện HAGL đang sở hữu 99,4% vốn tại Công ty cổ phần Thuỷ điện Hoàng Anh Gia Lai và 99,4% vốn tại hai công ty con là Công ty TNHH Điện Hoàng Anh Attapeu, Công ty TNHH Điện Nậm Kông 3 tại Lào. Trong đó, Thuỷ điện HAGL thành lập tháng 6/2007, Điện Hoàng Anh Attapeu thành lập tháng tháng 7/2011 và Điện Nậm Kông 3 thành lập tháng 5/2013.

Tại ngày 30/9/2017 Tập đoàn có 3.461 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang nằm ở nhà máy thuỷ điện. Theo thuyết minh từ báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017 của HAGL thì chi phí xây dựng cơ bản dở dang chủ yếu nằm ở dự án Thuỷ điện Nậm Kông 2 tại Lào.

Từ năm 2014 đến hết quý III/2017, các dự án thuỷ điện của HAGL không hề mang lại một đồng doanh thu nào cho Tập đoàn.

Kết phiên giao dịch ngày 26/1, cổ phiếu HAG giảm 1,1% về 8.400 đồng/cp sau khi tăng trần phiên 25/1.

Hoàng Kiều

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.