|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

4 cách tiết kiệm và kiếm tiền trong thời kì kinh tế suy thoái

09:16 | 06/07/2019
Chia sẻ
Thời kì suy thoái kinh tế sẽ buộc bạn phải tiết kiệm và kiếm tiền bằng những chiến lược hoàn toàn khác biệt.

Những dự đoán về suy thoái kinh tế có vẻ luôn huyền bí và hỗn độn như xem bói lá trà nhưng các chuyên gia tài chính gần đây đang cảnh báo rằng vài cơn gió kinh tế đang thay đổi.

Dù tỉ lệ thất nghiệp đang được cải thiện nhưng những chỉ số kinh tế khác khiến các nhà phân tích cảm thấy bất an về mùa tài chính còn lại trong năm. Đầu tiên, tăng trưởng kinh tế bị đình trệ kéo theo tốc độ và mức độ tăng lương. 

Lãi suất Kho bạc được sử dụng để đo lường và dự đoán lãi suất, tăng trưởng kinh tế và sản lượng trong tương lai, gần như giữ nguyên và đe dọa sẽ đảo ngược. Điều này có nghĩa là khi nền kinh tế chậm lại, lãi suất tiêu dùng sẽ tăng lên và thu nhập đầu tư sẽ mất đà, thậm chí có thể mất tiền.

Chuẩn bị cho một cuộc suy thoái tương tự với việc chuẩn bị cho một cơn bão nhiệt đới. Không có cách nào để dự đoán những điều tồi tệ sẽ xảy ra nhưng lảng tránh và hi vọng điều tốt nhất là một ý tưởng tồi. Các chuyên gia tài chính của Wisebread đã liệt kê 4 điều bạn có thể làm để chống bão tài chính trước thời kì suy giảm kinh tế sắp tới.

Tăng cường quĩ khẩn cấp

Điều đầu tiên bạn phải làm khi chuẩn bị cho một cơn bão là gia cố nhà ở trước sự tấn công dữ dội. Người dân ở các khu vực ven biển tu sửa cửa sổ và dựng hàng rào bằng bao cát quanh nhà. 

Một quĩ khẩn cấp là điều tương tự về mặt tài chính, hỗ trợ bạn khi nền kinh tế suy thoái. Nó không thể ngăn gió hoặc mưa hay ngăn chặn mọi thiệt hại nhưng cung cấp thêm một lớp bảo vệ cũng như cơ hội chiến đấu để giữ lại những gì bạn đã làm việc rất chăm chỉ để xây dựng.

Quĩ khẩn cấp truyền thống khoản tiền có giá trị tương đương phí sinh hoạt hàng ngày từ 3 - 6 tháng và thậm chí còn lớn hơn đối với những người có chi tiêu cao, lương cao hoặc một công việc khó thay thế. Trong thời gian kinh tế suy thoái, bạn nên tiết kiệm nhiều hơn số tiền tiêu chuẩn.

Trong trường hợp phổ biến, thời kì thất nghiệp trung bình kéo dài khoảng 3-6 tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng con số này đang dần tăng lên và có thể tăng gấp đôi khi kinh tế trì trệ. Có ý kiến cho rằng bạn nên dự định thất nghiệp ít nhất một tháng cho mỗi 10.000 USD bạn kiếm được. 

Vì vậy, nếu bạn kiếm được 70.000 USD một năm, bạn cần lập kế hoạch cho thời kì thất nghiệp kéo dài tối thiểu 7 tháng. Công thức này là một thước đo tuyệt vời giúp bạn xác định số tiền bạn cần trong quĩ khẩn cấp của mình.

Điều chỉnh ngân sách và trả nợ

Một điều khác mọi người thường làm khi thảm họa tự nhiên sắp xảy ra là mua vật tư và các mặt hàng thực phẩm không thể thay thế. Điều này đảm bảo rằng họ sẽ có thứ gì đó để ăn trong thời gian mất điện kéo dài và thiếu lương thực. 

Hãy điều chỉnh ngân sách của bạn bằng cách giảm chi phí để chuẩn bị cho thảm họa tài chính theo cùng một khoản tiền gốc. Dù trong thảm họa bạn không thể ăn bít tết và tôm hùm, bạn vẫn có thể làm điều đó. Điều tương tự cũng đúng khi tiền eo hẹp.

businessman_cowering_on_blue_blackboard_background_0

Nguồn: Wisebread

Kế hoạch kỳ nghỉ và nâng cấp nhà ở của bạn có thể phải hoãn lại. Bạn có thể phải từ bỏ các chương trình giáo dục tiên tiến đắt tiền và thậm chí đưa con ra khỏi trường quốc tế. Điều quan trọng là ưu tiên chi phí quan trọng, cắt giảm những khoản bổ sung và sẵn sàng áp dụng khi thời điểm tới. Điều bắt buộc là bạn phải ngừng chi tiêu ngoài giờ, tiết kiệm tiền thưởng và tiền phụ để chuyển số tiền đó vào quĩ khẩn cấp hoặc các khoản tiết kiệm khác.

Bạn cũng nên tập trung vào việc tích cực trả nợ. Nếu bạn có thể thoát khỏi một số khoản nợ nhỏ một cách nhanh chóng, hãy làm điều đó. Càng ít khoản nợ, càng tốt và trả hết nợ cũng là một loại tài khoản tiết kiệm thực tế. 

Chắc chắn, tiền không nên có trong tài khoản và quá dễ dàng để sử dụng nhưng nếu bạn trả nợ, bạn sẽ nợ ít hơn và có nhiều tiền hơn. Bạn cũng sẽ tiết kiệm được số tiền lãi phải trả theo thời gian. Trả nợ luôn là một ý tưởng tuyệt vời và còn là cách tiết kiệm trong thời kỳ suy thoái.

Tăng cường kỹ năng nghề nghiệp

Một điều phi tài chính bạn nên làm khi cảm thấy những cơn gió kinh tế đang thay đổi là đánh giá lại các kỹ năng nghề nghiệp của mình. Bạn có một công việc chính nhưng bạn cũng có hàng loạt các nhiệm vụ bổ sung. Những nhiệm vụ này trở thành cơ hội việc làm hoặc  những điểm nổi bật trong hồ sơ của bạn.

Hãy dành thời gian khi bạn bình tĩnh và mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp để làm mới sơ yếu lý lịch và tập trung cải thiện các kĩ năng nghề nghiệp (chỉ cần đảm bảo không thêm nợ). Hầu hết các công ty cung cấp chương trình đào tạo và nhiều người cũng sẽ trả tất cả hoặc một phần phí đào tạo bạn nhận được ở nơi khác. Một số công ty thậm chí hỗ trợ học phí hoặc các chương trình hoàn trả. Tận dụng những cơ hội này ngay hôm nay. 

Đánh giá lại danh mục đầu tư 

Thị trường chứng khoán thường trở nên cực kỳ biến động trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Các chuyên gia tài chính luôn khuyên bạn không nên rút tiền khỏi một khoản đầu tư khi đang hoảng loạn. Sợ hãi không bao giờ nên ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của bạn.

Hãy duy trì và cân nhắc danh mục đầu tư ngay bây giờ để xem nếu có bất kỳ thay đổi nào cần thực hiện. Các quĩ rủi ro có thể sẽ mất tiền trong thời gian suy thoái nhưng chúng cũng phục hồi nhanh chóng khi kinh tế được vực lại. Và đầu tư an toàn hơn có thể không mất nhiều nhưng bạn cũng sẽ không kiếm được nhiều tiền. Chúng triệt tiêu lẫn nhau.

Một hệ thống hoặc phong cách đầu tư không bao giờ an toàn hơn một hệ thống khác. Chúng đều có ưu và nhược điểm cũng như phản ứng với mức cao và mức thấp. Chìa khóa thành công là đánh giá bản thân. Một mất mát nặng nề sẽ khiến bạn tuyệt vọng? Vậy thì hãy chọn cách ít rủi ro hơn. 

Nhưng nếu bạn tự tin, bạn có thể cưỡi sóng và chấp nhận sự hỗn loạn của một khoản đầu tư rủi ro và duy trì nó. Ngoài ra, tham khảo một quĩ ủy thác tài chính để nhận được lời khuyên vững chắc trước khi đưa ra quyết định. Phản ứng nóng vội là cách nhanh nhất để phá sản trong đầu tư.

Thu Phương

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng
Sau hơn hai giờ chờ đợi thêm, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG đã đủ điều kiện tiến hành. Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn chia sẻ về tham vọng của DIG ở các lĩnh vực mới từ thành phố y tế - nghỉ dưỡng đến khu công nghiệp, điện tái tạo...