|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

2 tháng, các ngân hàng rót hơn 46.000 tỷ đồng vào Quảng Nam

09:14 | 25/03/2017
Chia sẻ
Tính đến hết tháng 2/2017, các ngân hàng hoạt động trên địa bàn Quảng Nam đã cho vay hơn 46 nghìn tỷ đồng, chủ yếu rót vào các lĩnh vực ưu tiên.

Nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu là lĩnh vực được các ngân hàng quan tâm nhất. Trong đó, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ ngày 09/6/2015 của Chính phủ đến hết tháng 2/2017 ước đạt 7.880 tỷ đồng, chiếm 17,12% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.

Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới ước đạt 7.378 tỷ đồng, chiếm 16,03% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 23,12% tổng dư nợ cho vay nông thôn mới, dư nợ trung dài hạn chiếm 76,88%. Trong đó, chủ yếu là dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm 57,24% dư nợ cho vay nông thôn mới, Ngân hàng Agribank chiếm 19,22%, các đơn vị còn lại chiếm 23,54%.

Bên cạnh cho vay nông thôn mới, các ngân hàng cũng tích cự cho vay theo chuỗi theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ. Doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm là Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam.

Hiện tại công ty này đang được ngân hàng VCB và SHB cho vay vốn triển khai Dự án liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất tinh bột sắn cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Số tiền mà hai ngân hàng thương mại cam kết cho vay là 90 tỷ đồng, giải ngân đạt 263,36 tỷ đồng với lãi suất cho vay là 6,5%/năm. Hiện nay chương trình thí điểm đã kết thúc và hiện doanh nghiệp đã tất toán khoản vay đối với dự án này.

2 thang cac ngan hang rot hon 46000 ty dong vao quang nam

Đối với cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản, đến thời điểm này, các ngân hàng đã ký kết 60 hợp đồng tín dụng với tổng giá trị cam kết đầu tư là 666,45 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân đạt 607,36 tỷ đồng (dư nợ hiện còn 606 tỷ đồng). Nhiều nhất là ngân hàng Agribank Quảng Nam với số tiền giải ngân 387,7 tỷ đồng (41 chủ tàu), tiếp theo là ngân hàng BIDV với số tiền giải ngân 190 tỷ đồng (với 16 chủ tàu).

Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, các ngân hàng ở Quảng Nam cũng tích cực cho vay xuất khẩu và du lịch. Dư nợ xuất khẩu đến hết tháng 2/2017 ước đạt 379,47 tỷ đồng, chiếm 0,82% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn, tăng 5,7% so với đầu năm.Tính đến 31/01/2017, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại Quảng Nam là 16.954 tỷ đồng, trong đó dư nợ của riêng lĩnh vực du lịch là 2.760 tỷ đồng.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, các ngân hàng trên địa bàn Quảng Nam cũng tích cực triển khai Chương trình Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp.

Từ khi triển khai chương trình, NHNN chi nhánh Đà Nẵng đã phối hợp với UBND tỉnh tổ chức 45 buổi đối thoại giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp trên địa bàn, giúp tháo gỡ khó khăn cho hơn 400 doanh nghiệp.

Thùy LIên