12 nguyên tắc tài chính cho phụ nữ tuổi 30
4 nguyên tắc tiêu tiền và kiếm tiền không thể bỏ qua cho mọi thời đại | |
Nguyên tắc 'có qua có lại' và 'cảm xúc quan trọng hơn giá' trong chiến lược bán hàng |
Ở tuổi 30, hầu hết mọi người, đặc biệt là phụ nữ đã bắt đầu lo lắng cho tuổi già. Tình hình tài chính là thứ rất dễ dàng tuột dốc và bạn đang ở độ tuổi thực sự cần phải làm việc và nỗ lực củng cổ điều kiện tài chính của mình, đặc biệt để đáp ứng các mục tiêu gia đình, cá nhân cũng như cho tương lai.
Nhưng chúng ta nên bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để kiềm chế thói quen chi tiêu và bắt đầu tiết kiệm? Thật khó khăn khi phải rời khỏi lứa tuổi 20 đầy sôi động, phóng khoáng để bước vào độ tuổi 30 đầy chỉn chu và các mối quan tâm nghiêm trọng. Vì vậy, dưới đây là 12 quy tắc tài chính những phụ nữ ngoài 30 thực sự nên tham khảo và thực hiện để đảm bảo tương lai cho mình dù bất kì điều gì xảy ra.
Nguồn: MyDomaine |
Tiết kiệm cho tuổi già
Khi mới khởi đầu sự nghiệp, bạn có thể không kiếm đủ tiền để tiết kiệm nhưng ở tuổi 30, bạn có thể đã nhận được một vài lần tăng lương và tích lũy được nhiều kinh nghiệm để thăng tiến hoặc tìm nơi làm việc mới tốt hơn. Không có lý do gì để không chuẩn bị cho tuổi già. Dữ liệu mới cho thấy chỉ 4% những người 25 tuổi ở Mỹ có đủ tiền tiết kiệm để nghỉ hưu ở tuổi 65. Đó là một thống kê khá đáng ngại nhưng làm thế nào để bạn không rơi vào tình huống này?
Một tiêu chuẩn tốt là có một khoản tiết kiệm tương đương một năm tiền lương trong tài khoản ở tuổi 30. Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn, chuyên gia tài chính Garvin Walsh của Money Under 30 khuyên bạn nên tích cóp 10% đến 15% tổng thu nhập trong suốt sự nghiệp của mình để có đủ tiền nghỉ hưu.
Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp
Ngoài nghỉ hưu, ở tuổi 30, bạn cũng nên có một quỹ tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp như đau ốm hoặc mất việc bất ngờ. Các cố vấn tài chính thường khuyên bạn nên tiết kiệm từ 6- 12 tháng chi phí sinh hoạt cho quỹ khẩn cấp bao gồm tiền thuê nhà, xăng xe, tiền điện nước, điện thoại và bất kỳ chi phí sinh hoạt cần thiết nào khác.
Dự đoán chi phí bất ngờ
Sau khi lập quỹ dự phòng cho các sự kiện nghiêm trọng bất ngờ như mất việc, tại thời điểm này, bạn cũng nên suy nghĩ về những chi phí phát sinh cần thiết như cải tạo nhà ở đã hư hại, các đồ dùng gia dụng quá cũ hoặc một khóa học phục vụ cho công việc. Chuyên gia Don Patrick cho rằng đây là một trong những khoản dự trữ vô cùng cần thiết cho phụ nữ bởi ở tuổi 30, các nhu cầu về làm đẹp, khẳng định giá trị bản thân là rất cao.
Tránh nợ nần
Cho dù bạn kiếm được bao nhiêu tiền, hãy lập ngân sách chi tiêu để đảm bảo bạn không vượt quá những gì mình kiếm được. Trước khi ký hợp đồng thuê một căn hộ, đảm bảo rằng chi phí thuê nhà chỉ dưới 30% thu nhập hàng năm của bạn. Tránh dùng thẻ tín dụng trong vòng một tháng trừ khi bạn muốn đầu tư vào các món đồ gia dụng cơ bản như một tủ lạnh mới, điều hòa mới, v.v.
Đừng tiêu xài hoang phí
Dù bạn đã có thể mua chiếc túi xách hàng hiệu mà bạn mơ ước hoặc có thể trả góp một căn nhà mà không vượt ra khỏi phạm vi ngân sách hiện có nhưng điều này không có nghĩa đó là một quyết định tài chính khôn ngoan. Hãy lập danh sách các khoản chi tiêu cần thiết một cách thực tế và cân nhắc chúng khôn ngoan trước khi đưa ra quyết định. Như Walsh đã nói, nếu bạn có ngân sách để uống bia, thì đừng uống rượu sâm banh.
Trả hết nợ
Dù bạn có các khoản vay, nợ thẻ tín dụng hoặc các khoản vay kinh doanh thì ưu tiên hàng đầu của bạn là trả hết nợ để bạn sa lầy vào lãi suất và các khoản phí khác. Vì vậy, bạn nên bắt đầu đầu tư các đồng tiền mồ hôi nước mắt cho những mục tiêu cá nhân và chuyên nghiệp (mua nhà, bắt đầu kinh doanh, v.v.).
Trở nên hiểu biết về tài chính
Ở tuổi này, điều quan trọng là phải yêu tài sản của bạn và học mọi thứ bạn có thể về cả cơ hội cũng như trách nhiệm tài chính của mình. Hãy bắt đầu đọc sách tài chính cá nhân, tham khảo ý kiến cố vấn tài chính và thuê một kế toán viên nếu cần thiết. Nhiều phụ nữ sau khi kết hôn hoàn toàn phụ thuộc vào chồng và nếu có bất trắc thì họ thực sự không thể giải quyết.
Bảo vệ tài sản của bạn
Chắc hẳn nhiều người trong các bạn đã có bảo hiểm sức khỏe nhưng ít người biết rằng các tài sản quan trọng khác cũng cần được bảo hiểm. Rắc rối có thể ập tới bất cứ lúc nào. Hãy suy nghĩ về những thứ bạn sở hữu bởi khi bạn kiếm được nhiều hơn, bạn bắt đầu tích lũy những thứ có giá trị hơn và không dễ dàng để thay thế chúng.
Quản lý điểm tín dụng
Điểm tín dụng cao là một trong những điều quan trọng nhất đối với sức khỏe tài chính của bạn. Điểm số của bạn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thế chấp, vay kinh doanh hoặc vay mua ô tô mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng mua nhà, có được mức giá bảo hiểm ô tô tốt và thậm chí, có được việc làm. Để cải thiện điểm tín dụng, hãy đảm bảo rằng bạn đã trả hết nợ hàng tháng và không mang số dư quá lớn so với hạn mức tín dụng.
Sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan
Những ưu đãi thẻ tín dụng được quảng cáo có thể rất hấp dẫn nhưng rất có thể chúng không phải là giao dịch tốt nhất bạn có thể thực hiện. Đối với một số người trong chúng ta, nhận được lãi suất thấp và không có phí thường niên hay tương tự, thực sự là điều tốt nhất trong khi những người khác lại yêu thích các voucher du lịch và phần thưởng giá trị khác.
Cân nhắc chi phí cho các con
Cho dù bạn có kế hoạch sinh con trong những năm tới hay bạn chỉ mơ hồ muốn có chúng, giờ đây, hãy dành thời gian để sẵn sàng cho những chi phí khi có con. Bạn chắc chắn đã nghe tới tiền bỉm sữa nhưng đừng quên rằng học phí các bậc cũng đang tăng lên với tốc độ nhanh như chớp. Và đó chỉ là khởi đầu.
Chu cấp cho gia đình
Nếu bạn có ai đó trong gia đình đang hoàn toàn phụ thuộc tài chính vào mình, hãy cân nhắc đến việc họ sẽ ra sao nếu bạn bất ngờ gặp tai nạn hay vấn đề nào đó. Viết di chúc, đăng ký bảo hiểm nhân thọ và bắt đầu lập kế hoạch bất động sản. Điều duy nhất bạn có thể tin tưởng là cuộc sống luôn đầy những bất ngờ.