|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Yếu tố nào làm tăng trưởng của FE Credit chững lại trong 6 tháng đầu năm?

11:05 | 25/07/2018
Chia sẻ
Theo HSC, tăng trưởng cho vay của FE Credit chậm lại là do yếu tố mùa vụ cũng như do mức độ cạnh tranh tăng lên. Sự thiếu hụt nhân sự và chuyển dịch cơ cấu khoản vay sang phân khúc có độ rủi ro thấp hơn làm giảm lợi nhuận của công ty.
dong luc tang truong cua fe credit da chung lai do dau VNDirect: Việc thanh tra có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của FE Credit
dong luc tang truong cua fe credit da chung lai do dau VPBank lên tiếng trước ồn ào giữa FE Credit và Công ty Deaura

Kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB) không mấy ấn tượng do động lực tăng trưởng từ FE Credit đã chững lại.

Vì sao hoạt động FE Credit tăng trưởng chậm lại?

Lợi nhuận trước hợp nhất của ngân hàng đạt 4.375 tỷ đồng, tăng hơn 34% so với cùng kỳ nhưng mới chỉ hoàn thành 40,5% kế hoạch năm. Trong đó, lợi nhuận từ FE Credit là 1.575 tỷ đồng, chỉ tăng 16%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Do hiện tại FE Credit chưa công bố báo cáo tài chính nên căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ của VPBank, CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC) đã đưa ra kết quả hoạt động sơ bộ của FE Credit dựa trên một số giả định.

HSC cho rằng FE Credit có vẻ đã tập trung hơn vào cho vay ngắn hạn trong 18 tháng qua. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong dư nợ cho vay đã tăng từ 19% (cuối năm 2016) lên 26% hiện nay. Thời hạn thông thường của các khoản cho vay tiền mặt là 18 - 36 tháng (cho vay trung hạn) trong khi thời hạn cho vay thông thường của các sản phẩm cho vay khác như cho vay mua điện thoại, xe máy, đồ gia dụng là dưới 12 tháng.

dong luc tang truong cua fe credit da chung lai do dau
Lợi nhuận FE Credit chững lại trong 6 tháng đầu năm 2018 (Ảnh minh hoạ)

Theo FE Credit, tăng trưởng cho vay tại công ty chậm lại là do yếu tố mùa vụ cũng như do mức độ cạnh tranh tăng lên. Nhiều công ty tài chính tiêu dùng mới thành lập đã lôi kéo đi nhiều nhân viên của công ty. Số lượng hợp đồng cho vay bình quân mỗi nhân viên đã chạm mức cao nhất là 1.077 hợp đồng vào tháng 2/2018 trước khi giảm xuống 888 hợp đồng vào tháng 3/2018 khi công ty bị thiếu hụt nhân sự.

Tuy nhiên khi nhìn vào số dư cho vay bình quân trên mỗi nhân viên tại FE Credit, thì vấn đề nhân sự ảnh hưởng không nhiều. Chẳng hạn số dư cho vay bình quân trên mỗi nhân viên năm 2016 là 3,7 tỷ đồng trước khi giảm xuống 3,3 tỷ đồng vào năm 2017 và tăng nhẹ xuống còn 3,4 tỷ đồng tại trong nửa đầu năm 2018.

Thay vào đó theo HSC, những thay đổi về cơ cấu mới là nguyên nhân chính. FE Credit đã tập trung hơn vào các khoản vay truyền thống có rủi ro thấp hơn với giá trị hợp đồng thấp hơn và thường có thời hạn vay ngắn hơn. Mảng này có mức độ cạnh tranh cao hơn nhiều, cả từ đối thủ hiện hữu và đối thủ mới ra nhập ngành.

Nợ xấu FE Credit tăng lên 6,43%

Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tập đoàn đã xử lý 4.724 tỷ đồng nợ xấu (tăng 33,84% so với cùng kỳ) – tương đương 2,38% tổng dư nợ tại thời điểm cuối tháng 6/2018.

dong luc tang truong cua fe credit da chung lai do dau
So sánh tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu giữa ngân hàng mẹ và FE Credit trong 6 tháng đầu năm 2018

Trong đó, ngân hàng mẹ đã xử lý 1.816 tỷ đồng nợ xấu (tăng 233,08% so với cùng kỳ và tương đương 1,19% dư nợ). Với tỷ trọng các khoản vay không có tài sản đảm bảo lớn của ngân hàng mẹ, tốc độ sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu ngày càng tăng không phải là yếu tố bất ngờ.

FE Credit đã xử lý 2.972 tỷ đồng nợ xấu (giảm 1,90% so với cùng kỳ và tương đương 6,31% dư nợ của công ty tại thời điểm cuối tháng 6/2018). Tỷ lệ nợ xấu của FE Credit tăng lên 6,43% từ 5% vào cuối năm 2017. Nợ xấu hình thành mới là 741 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

Giảm dự báo lợi nhuận trước thuế FE Credit năm 2018 xuống 4.915 tỷ đồng

Đối với FE Credit, chúng tôi dự báo LNTT đạt 4.915 tỷ đồng (tăng trưởng 17,03%), giảm từ dự báo trước đó là 5.578 tỷ đồng (tăng trưởng 39%).

Kết quả dự báo này dựa trên giả định tăng trưởng cho vay đạt 22% với 54,65 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) cũng giảm từ 28,07% xuống còn 26,95% do áp lực cạnh tranh gia tăng. Tổng chi phí hoạt động tăng 17,81% so với năm 2017 lên 4.166 tỷ đồng với hệ số CIR là 26%.

Cùng với đó, chi phí dự phòng dự tăng 32,96% so với năm 2017 lên 6.942 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu là 5,2%, tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn là 13% và tỷ lệ xóa nợ sau khi trích lập dự phòng đầy đủ là 11,7%.

Xem thêm

Diệp Bình