Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt trên 26 tỷ USD. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 150 - 160 triệu đồng.
Con số này được đưa ra trong bối cảnh kinh tế năm 2024 được dự báo còn gặp nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Mức mục tiêu cỉ tăng nhẹ so với mức ước tính của năm 2023.
Ông Trần Xuân Định, đại diện Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cho rằng những hành vi bán giống cây trồng giả, kém chất lượng qua mạng đang gây rối loạn thị trường, “thật giả lẫn lộn”, nông dân không phân biệt được, còn doanh nghiệp bị mất uy tín.
Văn phòng SPS Việt Nam khẳng định đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc không yêu cầu biểu mẫu giấy đăng ký xuất khẩu nông sản sang thị trường này và thu phí trực tuyến qua các website: https://www.gacc.app, https://www.aqsiq.net.
Các doanh nghiệp kỳ vọng Trung Quốc sẽ cấp thêm "visa" cho nhiều loại trái cây của Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bộ NN&PTNT cho biết 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 85,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu khoảng 47,8 tỷ USD, nhập khẩu 37,3 tỷ USD. Cán cân thương mại ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 10,5 tỷ USD, tăng 34%.
Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc, sau Thái Lan và Chile. Song cũng thuộc top 10 quốc gia có hàng nông sản bị cảnh báo nhiều nhất tại thị trường 1,4 tỷ dân.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.