|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Xu hướng nghỉ việc trong tâm trí, chỉ làm vừa đủ không cần cố gắng

15:51 | 16/06/2023
Chia sẻ
Đây sẽ là những người dễ dàng nhảy việc nhất trong các tổ chức doanh nghiệp.

Khái niệm “nghỉ việc âm thầm” phổ biến tại Mỹ mô tả hiện tượng nhân viên làm việc ở mức tối thiểu, dường như mang tính toàn cầu, khi người lao động trên toàn thế giới đang phải đối mặt với những căng thẳng tăng cao.

Báo cáo Tình hình Nơi làm việc Toàn cầu năm 2023 của Gallup đã khảo sát 122.416 người trả lời có việc làm từ 15 tuổi trở lên ở hơn 160 quốc gia từ năm 2022 đến năm 2023 và kết luận rằng 59% người lao động trên toàn thế giới đã "bỏ việc trong im lặng”.

Báo cáo đã sử dụng câu trả lời của những người được khảo sát để xếp nhân sự thành 3 kiểu tại nơi làm việc, gồm: gắn kết, không gắn kết, chủ động không gắn kết. Mọi người thuộc nhóm “không gắn kết” đều được cho là đã âm thầm nghỉ việc trong tâm trí.

Thuật ngữ nghỉ việc âm thầm đề cập tới những nhân viên chỉ hoàn thành đủ công việc của họ mà không nỗ lực gì thêm, thường là những nhân sự có mức thù lao thấp, không hài lòng hoặc với một số người là không đủ năng lực để nghỉ việc và tìm một công việc tốt hơn.

 Ảnh minh hoạ: Getty.

Báo cáo của Gallup ước tính mức độ tương tác thấp nơi làm việc đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 8.800 tỷ USD, tương đương 9% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Ngoài mức độ tương tác thấp, khảo sát của Gallup cho thấy mức độ căng thẳng tại nơi làm việc vẫn ở mức cao kỷ lục kể từ năm 2021, với 44% số người được hỏi cho biết họ đã trải qua "rất nhiều căng thẳng trong ngày" tại nơi làm việc.

Gallup phát hiện ra rằng mức độ căng thẳng mà người lao động phản ánh có mối liên quan nhiều hơn với mức độ gắn kết và tham gia vào công việc so với việc họ làm ở đâu (từ xa, chỗ làm hoặc kết hợp).

"Nói cách khác, để giảm căng thẳng thì nhân viên quan trọng những gì họ được trải nghiệm, tham gia và nhiệt huyết trong công việc hơn là chỗ họ đang ngồi”, báo cáo ghi nhận.

Mặc dù thị trường việc làm ngày càng trở nên cạnh tranh, hơn một nửa số lao động có việc làm trong cuộc khảo sát của Gallup cho biết họ đang tìm kiếm một công việc mới. 

Gallup cho biết họ đã tiến hành một phân tích gần đây cho thấy để những người lao động có gắn kết trong công việc hiện tại thì cần một mức lương trung bình cao hơn 31% mới quyết định chuyển việc. Trong khi những người không gắn kết với công ty chỉ cần mức lương cao hơn 21% là sẵn sàng nhảy việc.

Gallup cho biết khi được hỏi về một điều mà nhân sự muốn thay đổi để cải thiện nơi làm việc của họ, 85% câu trả lời từ những người thuộc kiểu “nghỉ việc trong âm thầm” liên quan đến các yếu tố như văn hoá, lương, hoặc phúc lợi.

Tương tự, một báo cáo gần đây của Deloitte cho thấy rằng những nhân sự trẻ tuổi đặc biệt căng thẳng trong công việc, với gần một nửa số Gen Z được khảo sát nói rằng họ luôn cảm thấy lo lắng khi làm việc.

Báo cáo của Deloitte cho thấy Gen Z không cảm thấy thoải mái trong công việc khi lạm phát tiếp tục ăn mòn tiền lương của họ. Nhiều người cảm thấy sợ hãi về việc không đạt được các mục tiêu tài chính và cá nhân trong tương lai, bao gồm cả việc lập gia đình hoặc mua nhà.

Chí Dũng

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.