|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xóa 'điểm nghẽn' cho bảo hiểm vi mô

22:30 | 14/08/2018
Chia sẻ
Bảo hiểm vi mô ra đời với mục tiêu hướng đến khách hàng thu nhập thấp nên có mức phí hấp dẫn.
xoa diem nghen cho bao hiem vi mo
Với bảo hiểm vi mô, Manulife Việt Nam dù đang "một mình một chợ", nhưng kết quả cũng không mấy khả quan.

Tuy nhiên, khi triển khai trên thực tế đã lộ ra nhiều "điểm nghẽn" nên kết quả không như kỳ vọng. Để bảo hiểm vi mô có thể phát triển, theo giới chuyên gia, cần sớm giải quyết các điểm nghẽn này.

Thực trạng triển khai bảo hiểm vi mô

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã phê chuẩn cho 3 doanh nghiệp triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô (Micro Insurance) là Prudential Việt Nam, Manulife Việt Nam và Dai-ichi Life Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, Prudential đã dừng cung cấp sản phẩm này, Dai-ichi Life Việt Nam mới triển khai nên kết quả chưa đáng kể, trong khi Manulife Việt Nam dù đang "một mình một chợ", nhưng kết quả cũng không mấy khả quan.

Theo tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán, Manulife là công ty đầu tiên trên thị trường được cấp phép triển khai bảo hiểm vi mô và hiện đang triển khai bán sản phẩm này tại nhiều tỉnh, thành phố thông qua hội liên hiệp phụ nữ các cấp.

Prudential phát hành sản phẩm bảo hiểm vi mô đầu tiên Phú-An Tâm vào tháng 9/2011. Mục tiêu mà Prudential hướng đến lúc đó là nhóm khách hàng thu nhập thấp có nhu cầu bảo vệ mình trước các rủi ro do tai nạn, thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, thậm chí tử vong với quyền lợi hoàn phí đi cùng mức phí bảo hiểm hấp dẫn. Tuy nhiên, đến tháng 6/2015, Prudential đã dừng việc cung cấp sản phẩm này.

Hiện tại, bên cạnh việc điều chỉnh định hướng sản phẩm phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty, Prudential đang tích cực nghiên cứu nhu cầu của nhóm khách hàng tham gia bảo hiểm vi mô, đồng thời theo dõi chặt chẽ định hướng và các chính sách, văn bản hướng dẫn từ các cấp quản lý nhà nước để cân nhắc việc triển khai trở lại dòng sản phẩm này trong thời gian tới.

Với Dai-ichi Life Việt Nam, giới quan sát cho rằng, hãng bảo hiểm này sẽ tận dụng kênh VNPost để phát triển dòng sản phẩm này sau thời gian thử nghiệm.

Nhận diện "điểm nghẽn"

Theo thống kê chính thức của Bộ tài chính, số lượng thành viên tham gia bảo hiểm vi mô tính đến hết 31/12/2016 là 7.986 người. Tổng doanh thu năm 2016 là 1.121 triệu đồng. Tổng chi phí năm 2016 là 554 triệu đồng, trong đó chi trích lập dự phòng phí chưa được hưởng là 45 triệu đồng, chi dịch vụ cho đối tác là 96 triệu đồng, chi vận hành chương trình là 272 triệu đồng…

Bảo hiểm vi mô đã chi trả cho 35 trường hợp tử vong/thương tật toàn bộ và vĩnh viễn với số tiền là 19,3 triệu đồng, chi trả quyền lợi hỗ trợ viện phí cho 588 trường hợp với số tiền là 116,7 triệu đồng và xóa nợ cho 7 trường hợp với số tiền là 75,5 triệu đồng…

Trên thực tế, việc triển khai dòng sản phẩm này sau nhiều năm vẫn chưa đạt kỳ vọng. Do đó, tại cuộc họp các CEO bảo hiểm nhân thọ mới đây, việc tìm các cơ chế phát triển sản phẩm vi mô đã được đưa ra bàn thảo theo hướng cần có những quy định riêng cho phát triển bảo hiểm vi mô, cũng như chính sách hỗ trợ phí từ ngân sách nhà nước…

“Việc tìm ra một kênh phân phối thực sự hiệu quả để bán sản phẩm bảo hiểm vi mô tới tận tay người dân nông thôn là một bài toán đau đầu cho các công ty bảo hiểm muốn phát triển sản phẩm này.

Bởi lẽ, ở nông thôn, người dân sống ở các địa hình khác nhau, nên việc tiếp cận được họ để giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng đã khó, mà thu tiền phí lại càng khó hơn.

Trong khi đó, cùng với tiếp thị, việc cung cấp sản phẩm là một trong những hoạt động chiếm nhiều chi phí nhất khi tiến hành triển khai sản phẩm mới”, một chuyên gia lâu năm trong ngành bảo hiểm nhìn nhận.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán, việc khai thác sản phẩm bảo hiểm vi mô chủ yếu gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa phí đóng với chi phí vận hành và kênh phân phối thông qua hội liên hiệp phụ nữ các cấp, thay vì kênh đại lý truyền thống. Vì vậy, sản phẩm tuy có mức phí hấp dẫn, nhưng kinh phí vận hành tốn kém, cùng chi phí dự phòng cao.

Mặt khác, việc bán hàng thông qua hội liên hiệp phụ nữ cũng chưa phát huy được hiệu quả do còn nhiều mặt hạn chế. Chính vì thế, để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, triển khai sản phẩm, doanh nghiệp bảo hiểm mong muốn các cấp quản lý nhà nước có cơ chế, chính sách thông thoáng hơn, đặc biệt là có định hướng cụ thể cho doanh nghiệp về mức chi phí dự phòng hợp lý cho dòng sản phẩm này.

Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách khuyến khích người thu nhập thấp mua bảo hiểm nhân thọ (có thể tham khảo từ bảo hiểm xã hội với 2 lợi thế về tính bắt buộc và khấu trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân).

Xem thêm

Gia Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.