|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Hà Văn Thắm chiều 6/9: Tiền đâu để OceanBank lấy 475 tỷ đồng chi lãi ngoài?

13:30 | 06/09/2017
Chia sẻ
Phiên xét xử đại án Hà Văn Thắm chiều nay sẽ tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo của các luật sư bào chữa. 

16h07: HĐXX nghỉ

16h03: Luật sư tiếp tục hỏi Hoàng Thị Hồng Tứ

LS: Các hợp đồng lao động và các giấy ủy quyền tuyển Giang vào BSC như thế nào?

Anh Giang tự soạn văn bản, bị cáo chỉ đứng tên và ký. Bị cáo không biết gì về hoạt động của BSC.

16h00: Luật sư Vũ Gia Trường – bào chữa cho Phạm Hoàng Giang hỏi Hà Văn Thắm

LS: Bị cáo có bàn bạc với Giang để thành lập BSC nhằm chi lãi ngoài hay không?

Bị cáo không bàn bạc.

LS: Biên bản lời khai bổ sung, sau khi làm hợp đồng vay vốn Thắm gặp Giang bàn về chủ trương thu phí hợp đồng là như thế nào?

Chủ trương này bàn với Giang và Hoàn về dịch vụ thu phí là đúng, không có văn bản ký khống để phục vụ cho hợp đồng tín dụng của BSC.

Luật sư thẩm vấn bị cáo Nguyễn Văn Hoàn: Trong quá trình làm việc tại OceanBank, bị cáo có nói với Giang về chủ trương chi lãi ngoài hợp đồng của khách hàng?

Không bàn bạc nhưng có lẽ anh Giang có biết, còn việc BSC chi như thế nào thì bị cáo không được biết.

15h50: 475 tỷ đồng chi lãi ngoài lấy từ chênh lệch huy động vượt trần

Bị Cáo Nguyễn Thị Nga – Nguyên trưởng ban Tài chính Kế hoạch trả lời luật sư.

LS: Về số tiền 475 tỷ đồng, nguồn tiền chi lãi ngoài lấy từ đâu?

Đây là phần chênh lệch do huy động vượt trần. Số tiền này là lợi nhuận tạo ra trong hoạt động huy động vốn.

LS: Kết quả hoạt động chi lãi ngoài của OceanBank như thế nào?

Hoạt động của OceanBank hàng năm đều có lãi hàng trăm tỷ đồng. Số tiền 1.576 tỷ đồng chi lãi ngoài như cáo trạng quy kết luôn được thanh toán hàng năm.

15h35: Bị cáo Lê Thị Thu Thủy trả lời luật sư

xet xu ha van tham chieu 69 tien dau de oceanbank lay 475 ty dong chi lai ngoai
Bị cáo Thủy trả lời câu hỏi luật sư chiều 6/9. (Ảnh: Nhật Anh)

LS: Theo quy kết bị cáo là đồng phạm giúp sức và chịu trách nhiệm về số tiền 1.576 tỷ đồng?

Theo bị cáo đây không phải là thiệt hại. Con số 1.576 tỷ đồng vẫn chưa phải là con số chính xác. Những chứng từ, sổ sách liên quan mà bị cáo ký thì bị cáo mới phải chịu trách nhiệm. Tổng số tiền khoảng 300 tỷ đồng.

15h05: Hà Văn Thắm trả lời luật sư về tội Cố ý làm trái

LS: Thiệt hại của OceanBank hay của các cổ đông?

Tiền CSKH là tiền của hoạt động kinh doanh OceanBank. OceanBank không thiệt hại thì các cổ đông cũng không thiệt hại.

LS: Việc NHNN mua OceanBank với giá 0 đồng bị cáo có biết không?

Khoảng tháng 4 – 5/2016 bị cáo bị bắt rồi mới biết. Trước đó bị cáo xin NHNN để mình tiếp tục điều hành OceanBank nhằm xử lý khủng hoảng theo đúng yêu cầu của NHNN.

Vào thời điểm chi lãi ngoài, vi phạm Thông Tư 02, bị cáo không nghĩ mình bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo chế tài của Thông tư thì sẽ bị xử lý hành chính và bị cách chức 3 năm.

Bị cáo cho biết, thời điểm chi lãi ngoài thị trường tín dụng căng thẳng nên bị cáo chấp nhận bị cách chức 3 năm để cứu OceanBank.


14h50: HĐXX tạm nghỉ

14h40: Luật sư Nguyễn Thị Minh Phương hỏi Hoàng Thị Hồng Tứ

xet xu ha van tham chieu 69 tien dau de oceanbank lay 475 ty dong chi lai ngoai
Bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ. (Ảnh: Nhật Anh)

Liên quan đến số tiền chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn, bị cáo khai 3 lần chuyển tiền cho Sơn vì bị cáo Lê Thị Minh Nguyệt nhờ chuyển – bị cáo không biết là chuyển tiền gì.

Bị cáo Tứ cho biết em gái chị Nguyệt gặp bị cáo và đưa tiền, sau đó bị cáo đưa cho Nguyễn Xuân Sơn tại phòng làm việc của Sơn. Trong thời điểm bị CQĐT gọi lên, bị cáo đã hợp tác và làm rõ. Bị cáo không biết đó là tiền gì. Một số chứng từ liên quan đến 400 triệu đồng và 2,4 tỷ đồng để xác nhận ứng khoản tiền đó. Bị cáo đã làm việc về 3 phiếu chi rất nhiều lần, trong đó có 2 phiếu chi được CQĐT xác định là một.

14h30: Luật sư tiếp tục thẩm vấn Hà Văn Thắm

LS: Công ty BSC là sân sau của bị cáo? Nguồn tiền mà bị cáo đưa cho Nguyễn Xuân Sơn lấy từ đâu?

Tiền của bị cáo cho BSC vay để chi CSKH đưa cho Sơn. Thứ hai là nguồn tiền kinh doanh của BSC.

LS: Nguyễn Xuân Sơn chi CSKH như vậy có bị thiệt hại cho bị cáo không?

Đây là hành động tự nguyện của bị cáo. Việc chi lãi ngoài giống như việc mua hàng. Mua giá cao hơn của NHNN và bán đi với giá cao hơn lấy lãi nên không gọi là bị lỗ hay thiệt hại.

14h25: Luật sư hỏi đại diện CB

Liên quan đến một số tài sản bị kê biên và việc tài sản đảm bảo chưa được giải chấp, luật sư đề nghị HĐXX yêu cầu Đại Tín cung cấp hồ sơ để trả lời việc giải chấp của 5 tài khoản.

14h20: Luật sư hỏi bị cáo Phạm Công Danh

Liên quan đến hành vi của Hứa Thị Phấn, bị cáo Danh cho biết, về số cổ phần 84% của bà Phấn tại NH Đại Tín, bản thân nhận “phong bì tài liệu chuyển nhượng” từ Thắm, lúc đó không có bà Phấn ở đó.

Sau khi thống nhất chuyển nhượng và ký hợp đồng vào ngày 9/10/2012, Danh bỏ vào NH Đại Tín hơn 1100 tỷ đồng dù NHNN chưa cho Danh thay thế Hứa Thị Phấn để thực hiện tái cơ cấu NH Đại Tín.

“Không đưa trực tiếp cho ai, với suy nghĩ là bỏ tiền vào để lấy tài sản ra thôi”, bị cáo Danh nói.

14h00: Luật sư Trương Thị Minh Thơ và Nguyễn Thị Thanh Thảo bào chữa cho Hứa Thị Phấn hỏi Hà Văn Thắm

LS: Bị cáo quen biết với bà Hứa Thị Phấn từ năm nào?

Bị cáo quen biết Hứa Thị Phấn vào năm 2010, trong quan hệ của các tổ chức tín dụng Oceanbank – NH Đại Tín.

Theo Thắm, theo thỏa thuận ghi nhớ về chuyển nhượng NH Đại Tín, Thắm được cử người vào xem xét NH Đại Tín trước khi quyết định có mua hay không. Thời gian xem xét khoảng 2-3 tháng.

Tình trạng Đại Tín lúc đó có nhiều khoản nợ khủng, trong đó có khoảng nợ 9000 tỷ đồng nhưng chỉ ghi là hơn 4500 tỷ đồng, ngoài ra tiền chi chăm sóc khách hàng rất “khủng”.

Theo bản ghi nhớ, Hứa Thị Phấn chuyển nhượng hơn 84% cổ phần của Đại Tín của Thắm, nhưng bị cáo không thể mua ngân hàng này. Hồ sơ chuyển nhượng đóng phong bì còn nguyên, Thắm sau đó chuyển lại toàn bộ cho Danh (khi Phạm Công Danh nhảy vào mua NH Đại Tín).

Thắm cho biết đã bỏ vào 500 tỷ đồng tại NH Đại Tín trong thời gian hỗ trợ Đại Tín chi chăm sóc khách hàng. Và sau này, Danh thay Thắm nhận chuyển nhượng Đại Tín từ Hứa Thị Phấn thì Danh trả khoản tiền này cho cựu Chủ tịch Oceanbank. Thắm cho rằng, khoản tiền 500 tỷ đồng Phạm Công Danh chuyển cho Thắm không liên quan đến việc mua bán ngân hàng.

Trả lời luật sư về việc chuyển nhượng ngân hàng, Thắm trình bày, mình không đủ năng lực kham nổi Đại Tín, nhưng Danh nói có thể làm được, Danh có 50.000 tỷ đồng. “Tôi nói chỉ cần 10.000 tỷ là có thể làm được”. Thắm cho biết chỉ giới thiệu cho Danh mua, quyền mua là của Danh và quyền đồng ý chuyển nhượng hay không là của NHNN.

Sau đó, Thắm giới thiệu Danh gặp bà Phấn vào tháng 5/2012. Thắm cho biết số tiền tiền 500 tỷ đồng không phải mua bán ngân hàng, đó là tiền Thắm hỗ trợ cho bị cáo để chi hỗ trợ Đại Tín.

Về số tiền 500 tỷ đồng của ông Danh đưa cho ông Thắm, bị cáo Thắm cho rằng đó là số tiền bù đắp vào số tiền mà ông đã sử dụng đã hỗ trợ cho NH Đại Tín trước đó, không phải là phí môi giới. Hình thức thể hiện đã nộp cho CQĐT là giấy mượn tiền ông Danh để kinh doanh và sau đó ông Danh viết giấy xác nhận tay.

Về khoản vay 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung tại Oceanbank, luật sư cho rằng, phía bà Phấn đã gọi điện cho Thắm khi hồ sơ vay đặt trên mặt bàn bị cáo. Nhắc lại lời bà Phấn trao đổi qua điện thoại, Thắm cho biết: “Cô phải cho Danh mượn tài sản để vay 500 tỷ đồng, cháu ký cho nhanh, cô đau đầu quá”.

xet xu ha van tham chieu 69 tien dau de oceanbank lay 475 ty dong chi lai ngoai
HĐXX chiều ngày 6/9. (Ảnh: Nhật Ánh)

Tóm tắt phiên xử sáng 6/9

xet xu ha van tham chieu 69 tien dau de oceanbank lay 475 ty dong chi lai ngoai Hà Văn Thắm khẳng định Nguyễn Xuân Sơn chưa ngày nào làm đại diện góp vốn của OceanBank
xet xu ha van tham chieu 69 tien dau de oceanbank lay 475 ty dong chi lai ngoai [Live]Xét xử Hà Văn Thắm sáng 6/9: 'Nguyễn Xuân Sơn không thể chiếm đoạt tài sản từ OceanBank'

Trong phiên xử sáng nay, các luật sư bắt đầu tham gia bào chữa và xét hỏi các bị cáo.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm – bào chữa cho ông Nguyễn Xuân Sơn xét hỏi ông Sơn về việc góp vốn của PVN. Trả lời luật sư, bị cáo Sơn cho biết chỉ làm đại diện 8% trong vòng 2 tháng và lúc đó chưa góp vốn vào OceanBank và ông đã chuyển toàn bộ phần đại diện góp vốn của mình cho ông Sự trước khi PVN chính thức góp vốn.

Về vấn đề chi lãi ngoài, bị cáo Sơn cho biết mình là người đặt vấn đề không chi lãi ngoài, thu phí ngoài tại BSC. Bị cáo Sơn cho biết đối với việc xét duyệt khoản vay, ông không phải là thành viên của hội đồng xét duyệt mà thi thoảng tham gia những khoản vay khó hoặc tiện thì tham gia.

Bị cáo Thắm cũng khẳng định bị cáo Sơn không hề chiếm đoạt số tiền ông giao để chăm sóc PVN, toàn bộ số tiền này đã được chuyển qua cho các lãnh đạo của PVN.

Sau đó đến phiên luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho Phạm Công Danh hỏi bị cáo Thắm.

Về thương vụ mua Ngân hàng Đại Tín và đánh giá về hoạt động của ngân hàng này tại thời điểm đó, bị cáo Thắm cho biết tại thời điểm dự kiến mua lại tổng dư nợ của Đại Tín là gần 14.000 tỷ. Trong đó có hai nhóm dư nợ lớn là nhóm Phú Mỹ của bà Phấn có 4.546 tỷ đồng dư nợ và nhóm Phương Trang 9.000 tỷ.

Tiếp đó, luật sư Phan Trung Hải tiếp tục xét hỏi Phạm Công Danh. Trong phần trả lời, ông Danh xác nhận Ngân hàng Đại Tín là nhận từ ông Thắm chứ không phải từ bà Phấn.

Về giá trị chuyển nhượng 4.464 tỷ đồng, ông Danh sẽ nhận chuyển giao từ nhóm Phú Mỹ những tài sản: 24 ha đất nhà bè, 9ha đất quận 2, cổ phần tại Đại Tín, cổ phiếu ở một số công ty khác.

Ông Danh đã thanh toán 3.658 tỷ đồng vào tài khoản của bà Phấn trong số giá trị chuyển nhượng 4464 tỷ đồng nhưng đến thời điểm ông Danh hiện tại chưa nhận được tài sản nào. Theo Luật sư các tài sản này không do bà Phấn đứng tên và chưa được chuyển nhượng sang cho bà Phấn, ông Danh nói sau này mới biết.

Cuối cùng, luật sư Đỗ Mạnh Cường bào chữa cho bà Nguyễn Thị Minh Thu xét hỏi bị cáo Thắm và Sơn. Theo bị cáo Thắm, ông Sơn không có hành vi chiếm đoạt, bà Thu cũng không biết việc chuyển số tiền từ BSC sang nhằm mục đích gì nên bà Thu và ông Sơn không có cùng ý chí nên theo bị cáo thì bà Thu không tiếp sức cho ông Sơn.

Vũ Thắng - Nhật Anh