|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030

06:59 | 22/05/2019
Chia sẻ
Môi trường đầu tư, kinh doanh còn những tồn tại, hạn chế.Các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa có những bứt phá lớn. Khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn…
Xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 - Ảnh 1.

Sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty TNHH Kydo Việt Nam có vốn đầu tư Hàn Quốc (Khu công nghiệp Phố nối A, Hưng Yên). (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực về các nội dung trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030) đang khẩn trương xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung, qua kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm và ngày càng được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đạt khá, chất lượng tăng trưởng được nâng lên và thực hiện ba đột phá chiến lược đạt kết quả bước đầu.

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển dịch theo hướng tích cực. Quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được gia tăng. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả quan trọng, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng như các tác động của bối cảnh bên ngoài, nền kinh tế Việt Nam tuy đã có bước phát triển đáng khích lệ nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mình. Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.

Môi trường đầu tư, kinh doanh còn những tồn tại, hạn chế. Các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa có những bứt phá lớn. Khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn…

Để đánh giá thực trạng và định hướng phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung cho rằng cần đánh giá đúng những nút thắt phát triển của Việt Nam trong thời gian qua, đưa ra dự báo và nhận diện những xu thế chủ đạo của toàn cầu sẽ tác động trực tiếp và tạo ra những vấn đề mới nổi trong phát triển của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần có những giải pháp, định hướng ưu tiên, có tính đột phá mà Việt Nam cần thực hiện cũng như các giải pháp để thúc đẩy phát triển mạnh khoa học công nghệ, tạo đột phá về công nghệ và năng suất lao động gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đồng thời, xác định đúng vai trò của yếu tố văn hóa và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam vào phát triển kinh tế-xã hội và các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế…/.

Thúy Hiền

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.