|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

WTO hối thúc G20 tăng cường hỗ trợ cho các nước đang phát triển

14:57 | 22/11/2020
Chia sẻ
Phó Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Alan Wolff ngày 21/11 cho rằng, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần phối hợp để cung cấp hàng nghìn tỉ USD tài trợ thương mại cho các nước đang phát triển nhằm đảm bảo đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19.

Theo ông Wolff, điều quan trọng đối với G20 là phải tận dụng thương mại để hỗ trợ nền kinh tế, tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi vật tư y tế thiết yếu và cải cách khuôn khổ thể chế cho thương mại thế giới. 

Ông Wolff nhấn mạnh khi nông nghiệp trì trệ và các nhà máy tại các nước đang phát triển dừng hoạt động, đà phục hồi toàn cầu sẽ bị chững lại. Do đó, một sáng kiến tài trợ thương mại nên được coi là một phần thiết yếu để cải thiện triển vọng phục hồi kinh tế.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), tiếp cận tài trợ thương mại vốn đã là một vấn đề trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, với ước tính khoảng cách trong tài trợ thương mại toàn cầu đã nới rộng khoảng 1.500 tỉ USD và chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển. Thống kê cho thấy hơn 50% yêu cầu hỗ trợ tài chính cho hoạt động thương mại bị từ chối.

Ông Wolff cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức tài chính quốc tế, WTO và các ngân hàng thương mại lớn để giải phóng nguồn tài chính cần thiết trị giá hàng nghìn tỉ USD.

Dự kiến, các nhà lãnh đạo G20 sẽ nhấn mạnh cam kết của mình đối với hệ thống thương mại đa phương trong một tuyên bố chung sẽ được công bố vào ngày 22/11.

Một vấn đề khác được ông Wolff đề cập đến là những xáo trộn mà WTO gặp phải khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây khó khăn cho quá trình lựa chọn Tổng giám đốc mới và việc bổ nhiệm thẩm phán cho cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. 

Trước tình hình này, ông Wolff kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 nghiêm túc tham gia vào một nỗ lực cải cách thể chế và khôi phục các chức năng đàm phán và thảo luận của WTO.

Ngoài ra, ông Wolff cũng kêu gọi các biện pháp mới để tăng tốc độ cung cấp các sản phẩm y tế thiết yếu đến nơi cần thiết, bao gồm cập nhật các thỏa thuận hiện có để đảm bảo thương mại dược phẩm và thiết bị y tế toàn cầu được miễn thuế.

Ông nói rằng các rào cản tại biên giới và việc sử dụng các hạn chế xuất khẩu cần được giảm bớt, tăng tính minh bạch và thúc đẩy các nỗ lực tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là đối với các nước nghèo nhất.

Cùng ngày 21/11, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo các nhà lãnh đạo G20 rằng việc không cung cấp thêm các khoản giảm nợ cố định cho một số quốc gia hiện nay có thể dẫn đến sự gia tăng nghèo đói và lặp lại tình trạng vỡ nợ nghiêm trọng như những năm 1980.

Ông Malpass cho hay ông đánh giá cao những tiến bộ mà G20 đạt được trong việc tăng cường minh bạch về nợ và giảm nợ cho các nước nghèo nhất, song nhấn mạnh các nước này vẫn cần nhiều hơn thế.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lưu Côn ngày 20/11 cho biết Trung Quốc đã tiếp tục xóa nợ cho các nước đang phát triển với số tiền lên tới 2,1 tỉ USD trong khuôn khổ G20, mức cao nhất trong số các quốc gia thành viên của Nhóm này.

Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất nhỏ so với "khối nợ" mà các nước đang phát triển nợ Trung Quốc. Theo số liệu của WB, nợ song phương chính thức của các nước nghèo nhất đang nợ các quốc gia thành viên G20 lên tới 178 tỉ USD trong năm 2019, trong số đó 63% là của Trung Quốc.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trà My

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.