|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VNDirect muốn nâng mục tiêu lợi nhuận năm 2021 lên 1.600 tỷ đồng, gần gấp đôi kế hoạch ban đầu

17:50 | 07/09/2021
Chia sẻ
Chứng khoán VNDirect dự kiến điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2021 lên 1.600 tỷ đồng, tăng 82% so với kế hoạch ban đầu.

HĐQT CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) vừa thông qua việc thay đổi kế hoạch kinh doanh năm 2021 và tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về những thay đổi này.

VNDirect dự kiến nâng mục tiêu lợi nhuận năm 2021 - Ảnh 1.

Chi tiết kế hoạch kinh doanh năm 2021 dự kiến thay đổi của VNDirect. (Nguồn: Nghị quyết HĐQT VND).

Công ty chứng khoán cho biết doanh thu hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 2.209 tỷ đồng, thực hiện 86% kế hoạch cả năm. Trong đó mảng kinh doanh chính là dịch vụ chứng khoán đóng góp 52% nguồn thu và vượt 6% mục tiêu đặt ra trong năm 2021. Tương tự, hoạt động đầu tư vốn chủ sở hữu và dịch vụ ngân hàng cũng hoàn thành sớm kế hoạch cả năm chỉ sau 7 tháng.

Sau khi trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí quản lý, Chứng khoán VNDirect báo lãi trước thuế đạt 1.320 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 1.056 tỷ đồng, thực hiện 120% kế hoạch cả năm.

Với kết quả trên, ban lãnh đạo công ty đã dự kiến nâng các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2021 để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Theo đó, HĐQT đề xuất doanh thu hoạt động tăng thêm 1.395 tỷ đồng, tương ứng tăng 55% so với kế hoạch cũ. Lãi sau thuế dự kiến tăng 82% lên 1.600 tỷ đồng. Như vậy nếu so với kế hoạch điều chỉnh, VNDirect chỉ mới thực hiện 66% kế hoạch cả năm

VNDirect dự kiến nâng mục tiêu lợi nhuận năm 2021 lên 82% - Ảnh 2.

Lợi nhuận sau thuế của VNDirect trong vài năm trở lại đây. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VND vừa chuyển giao dịch về lại HOSE trong hai phiên gần đây. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giao dịch bùng nổ từ những tháng đầu năm, công ty chứng khoán là một trong những đơn vị được hưởng lợi từ xu thế này.

Theo đó, giá cổ phiếu VND đã trải qua nhịp tăng 340% từ đầu năm tới nay. Chốt phiên hôm 7/9 thị giá mã này dừng tại mốc 52.000 đồng/cp.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.