|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VNDirect: Hợp đồng bảo hiểm độc quyền sẽ là động lực tăng trưởng mạnh cho HDBank trong 2022

11:23 | 28/04/2022
Chia sẻ
VNDirect cho rằng HDBank sẽ nhận được nhiều sự quan tâm từ thị trường nếu ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền với FWD hoặc đạt được thỏa thuận tốt hơn với Dai-Ichi.

Theo báo cáo cập nhật Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank), CTCP Chứng khoán VNDirect nhận định tín dụng dẫn dắt tăng trưởng của ngân hàng, trong khi banca sẽ là điểm sáng trong bức tranh năm 2022.

Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng trưởng khoảng 23% trong 2022 với thu nhập từ phí tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ nhờ vào hoạt động phân phối bảo hiểm. Đối với năm 2023-24, chuyên gia duy trì tỷ lệ tăng trưởng thu nhập từ phí là 20%. 

Nhóm chuyên gia kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của HDBank là 22% trong năm 2022, cao hơn so với các năm trước (tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2019-2021 là 18%) nhờ hệ số CAR cao là 14,4% và tăng trưởng cho vay bán lẻ mạnh mẽ.

Tăng trưởng cho vay bán lẻ của ngân hàng dự báo đạt 23% và 20,5% trong năm 2022-2023. Mặt khác, VNDirect dự báo HD Saison chỉ tăng trưởng 10% (phục hồi từ nền thấp trong năm 2021 là -8%) cho năm 2022 và khoảng 5% cho năm 2023.

 Dự báo tăng trưởng cho vay giai đoạn 2022-2024. (Nguồn: VNDirect).

Hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền sẽ là động lực tăng trưởng

Theo VNDirect, hoạt động phân phối bảo hiểm sẽ thúc đẩy tăng trưởng thu nhập từ phí của ngân hàng trong thời gian tới thông qua việc tận dụng tệp khách hàng lớn sẵn có. Hơn nữa, đây còn là một trong số ít ngân hàng chưa ký thỏa thuận phân phối bảo hiểm độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. 

Do đó, nhóm phân tích tin rằng HDBank sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ thị trường nếu ngân hàng này đưa ra thông báo ký kết được hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền với FWD hoặc đạt được thỏa thuận tốt hơn với Dai-Ichi.

Các thoả thuận này sẽ giúp HDBank thu được một khoản phí trả trước lớn và gia tăng nhiều hơn nữa thu nhập từ phí của mình trong thời gian tới. 

Hiện tại, HDBank vẫn chưa tận dụng hết lượng khách hàng lớn của mình để áp dụng hình thức bán chéo các sản phẩm bảo hiểm.

Ngân hàng đã tái khởi động hoạt động banca của mình thông qua hợp tác với FWD vào năm 2021 và mới chỉ phục vụ 15% khách hàng hiện tại cho đến nay, điều này cho thấy HDBank vẫn còn dư địa lớn để tăng trưởng trong giai đoạn sắp tới.

  Thu nhập từ bảo hiểm ghi nhận tăng trưởng vượt trội. (Nguồn: HDBank, VNDirect).

Cuối năm 2021, phí bảo hiểm trung bình theo tháng của HDBank xếp thứ 4 trong nhóm các ngân hàng trên thị trường và doanh số banca đã tăng gấp đôi so với năm trước. Thu nhập từ phí năm 2021 của HDB đạt 1,900 tỉ đồng (gấp 2 lần so với năm 2020) và mảng bảo hiểm đóng góp 68% trong tổng thu nhập từ phí nói trên. 

Nhìn chung, chuyên gia cho rằng thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy thu nhập từ phí của các ngân hàng trong ba năm tới. Thị trường bảo hiểm của Việt Nam đạt tăng trưởng kép 27% trong 5 năm qua.

Với tỷ lệ thâm nhập thấp so khu vực (trung bình 1,5% so với 5,5%), nâng cao năng lực chuyển đổi số và thu nhập bình quân đầu người tăng, thị trường bảo hiểm Việt Nam được kỳ vọng sẽ giữ được đà tăng trưởng vững chắc trong tương lai.  

 

Phương Nga

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.