|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Vinatex, Hapro, Satra sẽ bị kiểm tra việc sử dụng đất công trong năm 2019

15:47 | 28/03/2019
Chia sẻ
Năm 2019 Bộ TN-MT sẽ kiểm tra việc quản lý sử dụng đất sắp xếp lại cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước do các đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp sử dụng tại Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Ngoài ra, các dự án sử dụng đất lớn tại 4 tỉnh Bắc Ninh, Cà Mau, Gia Lai và Kon Tum cũng bị thanh tra.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) vừa tổ chức buổi họp báo thường kỳ. Tại buổi họp báo, ông Lê Vũ Tuấn Anh - Phó chánh Thanh tra Bộ TN-MT, cho biết theo kế hoạch thanh tra được Bộ trưởng Trần Hồng Hà phê duyệt, năm 2019 Bộ sẽ kiểm tra việc quản lý sử dụng đất sắp xếp lại cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước do các đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp sử dụng theo Quyết định ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ tại Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra).

Vinatex, Hapro, Satra sẽ bị kiểm tra việc sử dụng đất công trong năm 2019 - Ảnh 1.

Cũng theo ông Tuấn Anh, trong kế hoạch thanh tra năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường tại 4 tỉnh, gồm: Bắc Ninh, Cà Mau, Gia Lai và Kon Tum…

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế theo Đề án "Tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020" trên địa bàn 5 tỉnh, gồm: Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương, Tây Ninh, Hải Dương. 

Ngoài ra, Bộ còn thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án FDI và các dự án khác sử dụng nhiều diện tích đất, mặt nước ven biển nhưng chậm triển khai, hoạt động kém hiệu quả trên địa bàn 2 tỉnh, gồm: Khánh Hòa và Bình Thuận. 

Trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, sẽ thanh tra chuyên đề xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế bằng phương pháp đo đạc hiện trạng mỏ đối với các mỏ đá vôi, đá sét làm nguyên liệu xi măng trên địa bàn 8 tỉnh, gồm: Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Bình Phước, Kiên Giang.

Trong lĩnh vực biển và hải đảo, sẽ thanh tra công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (đối với đơn vị có chức năng quản lý nhà nước) và việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ven biển) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Trong lĩnh vực tài nguyên nước, sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn 2 tỉnh: Đồng Nai và TP HCM; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của một số đơn vị khai thác, sử dụng nước đa mục tiêu, có quy mô lớn và phục vụ cấp nước cho đô thị trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hải Phòng...

Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về biến đổi khí hậu; việc thực hiện theo Thỏa thuận Pari; kiểm tra việc tuân các quy định hiện hành trong nước và quốc tế đối với dự án theo Cơ chế phát triển sạch tại 4 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Quảng Nam và Nghệ An.

Ông Lê Vũ Tuấn Anh cũng cho biết, Bộ TN-MT dự kiến dành 50 - 60% kinh phí và nguồn nhân lực để bố trí phục vụ cho các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, tham gia phối hợp với các đơn vị khác trong công tác thanh tra, kiểm tra khi được yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ phát sinh.

Khánh Hà

[LIVE] ĐHĐCĐ DIG: Chủ tịch cho biết đang xin làm hai thành phố y tế, nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa
Tính đến 16h32p, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG có sự tham dự của 2.101 cổ đông (trực tiếp, trực tuyến và ủy quyền), đại diện hơn 306 triệu cổ phần, tương đương 50,24% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.