|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VinaCapital: Dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam chậm chạp hơn so với các nước trong khu vực

11:41 | 23/02/2019
Chia sẻ
Tháng đầu tiên của năm 2019, dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam đạt 100 triệu USD, thị trường Thái Lan và Malaysia đạt 200 triệu USD, Philippines 400 triệu USD và Indonesia là 1 tỉ USD. 
vinacapital dong von nuoc ngoai do vao viet nam cham chap hon so voi cac nuoc trong khu vuc Thu nhập trung bình nhân viên Quản lý quỹ VinaCapital hơn 177 triệu đồng/tháng

Trong khi nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới đạt mức tăng đáng kể, ví dụ S&P tăng 7,8%, thì thị trường Việt Nam chỉ đạt mức tăng 2% tính theo USD trong tháng đầu tiên. Mức tăng của MSCI Emerging Markets Index cũng đạt tới 8,7%.

Năm 2018, Việt Nam thu hút 2 tỉ USD đầu tư nước ngoài ròng, là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á làm được điều này trong hoàn thị trường sụt giảm. Điều này cho thấy dòng tiền và hiệu suất của thị trường đôi khi lại là những chỉ báo trái ngược. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước đã bán cổ phiếu trong giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong tháng đầu tiên năm 2019, mặc dù dòng vốn đầu tư nước ngoài khởi đầu có phần chậm chạp so với các nước khác trong khu vực (100 triệu USD), nhưng VinaCapital vẫn tin có nhiều yếu tố để thị trường bắt kịp trong năm nay.

vinacapital dong von nuoc ngoai do vao viet nam cham chap hon so voi cac nuoc trong khu vuc
Dòng tiền đổ vào các thị trường chứng khoán trong tháng 1

Cái tên Việt Nam đã rõ ràng hơn trên bản đồ thế giới, từ đó có thể tiếp cận được nhiều nhà đầu tư hơn. Từ góc độ định giá cũng đã hợp lý hơn, với mức P/E kết thúc năm 2018 là 15 lần so với mức cao 18 – 19 lần một năm trước đó. Ngoài ra Việt Nam đang có bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp.

vinacapital dong von nuoc ngoai do vao viet nam cham chap hon so voi cac nuoc trong khu vuc
Ông Don Lâm - Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital

Kết thúc tháng 1, Net Asset Value trên chứng chỉ quỹ (NAV/ccq) của quỹ đầu tư VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) giảm 0,6%, xuống còn 5,05 USD. Tổng giá trị tài sản ròng quản lý tại thời điểm cuối tháng 1 của quỹ đạt 938,1 triệu USD.

Hiệu suất giảm nói trên do ảnh hưởng của cổ phiếu HPG (giảm 10,5%), báo cáo lợi nhuận quý IV của Hòa Phát giảm do giá thép; cổ phiếu CTD (giảm 15,8%), lợi nhuận Coteccons giảm trong năm 2018 do sự chậm trễ tiến độ các dự án.

Top 10 cổ phiếu nắm giữ của VOF mặc dù không có sự thay đổi, tuy nhiên lại có sự xáo trộn nhất định về vị trí. Dẫn đầu tỉ trọng danh mục với HPG (10,7%), KDH (8,6%), ACV (7,7%), VNM (6,8%)…

Tỉ trọng nhóm cổ phiếu niêm yết tăng lên 69,5%, ngược lại tỉ trọng nhóm không niêm yết hạ xuống còn 16,3%. Tiền mặt của quỹ 1,8% NAV, tương đương 16,9 triệu USD, nợ 0,3% NAV, 2,8 triệu USD.

Xem thêm

Bạch Mộc