|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines: Sẽ dành 1.200 tỷ thặng dư vốn từ phát hành cho ANA để thưởng cổ phiếu

14:22 | 20/02/2017
Chia sẻ
Thay vì nộp về toàn bộ cho Nhà nước và trở thành nguồn tiền để Nhà nước góp vào Vietnam Airlines khi tăng vốn thì theo phương án vừa thông qua Vietnam Airlines sẽ sử dụng phần thặng dư này để tăng vốn điều lệ (chia thưởng cho cổ đông hiện hữu). 

Đây là một trong các nội dung đã được trình và được cổ đông nhất trí thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2017 được tổ chức vào sáng ngày 20/2/2017. Phương án này đã thay đổi phương án sử dụng thặng dư vốn từ chào bán cổ phần cho cổ đông chiến lược được thông qua tại ĐHĐCĐ lần thứ nhất tổ chức vào ngày 12/3/2015.

Cụ thể, khi chính thức trở thành Công ty cổ phần sau khi tiến hành IPO vào tháng 11/2014, ĐHĐCĐ đã thống nhất sẽ sử dụng số tiền thu được từ bán cổ phần cho NĐT chiến lược theo Nghị định 59/2011/NĐ –CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Quyết định 1611/QĐ-TTg và Công văn 17469/BTC-TCDN.

Theo đó, số tiền thu được từ chào bán cho nhà đầu tư chiến lược sẽ sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư đội máy bay đã ký kết hợp đồng trước khi chuyển thành công ty cổ phần. Phần thặng dư từ đợt chào bán nảy phải nộp về Nhà nước. Vietnam Airlines sẽ quản lý và sử dụng để tăng phần vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines khi công ty tăng vốn điều lệ để thực hiện các dự án đầu tư đội máy bay đã ký kết hợp đồng trước khi chuyển thành CTCP.

vietnam airlines se danh 1200 ty thang du von tu phat hanh cho ana de thuong co phieu

Đây là một trong các nội dung đã được trình và được cổ đông nhất trí thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2017 được tổ chức vào sáng ngày 20/2/2017. Phương án này đã thay đổi phương án sử dụng thặng dư vốn từ chào bán cổ phần cho cổ đông chiến lược được thông qua tại ĐHĐCĐ lần thứ nhất tổ chức vào ngày 12/3/2015.

Cụ thể, khi chính thức trở thành Công ty cổ phần sau khi tiến hành IPO vào tháng 11/2014, ĐHĐCĐ đã thống nhất sẽ sử dụng số tiền thu được từ bán cổ phần cho NĐT chiến lược theo Nghị định 59/2011/NĐ –CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Quyết định 1611/QĐ-TTg và Công văn 17469/BTC-TCDN.

Theo đó, số tiền thu được từ chào bán cho nhà đầu tư chiến lược sẽ sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư đội máy bay đã ký kết hợp đồng trước khi chuyển thành công ty cổ phần. Phần thặng dư từ đợt chào bán nảy phải nộp về Nhà nước. Vietnam Airlines sẽ quản lý và sử dụng để tăng phần vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines khi công ty tăng vốn điều lệ để thực hiện các dự án đầu tư đội máy bay đã ký kết hợp đồng trước khi chuyển thành CTCP.

Còn theo phương án mới, toàn bộ vốn thu được từ việc phát hành cho ANA được bổ sung vốn kinh doanh của Vietnam Airlines để phát triển đội bay và sử dụng thặng dư vốn từ phát hành cổ phần cho ANA để tăng vốn điều lệ (chia thưởng cổ phiếu).

Nhà nước thông qua Bộ Giao thông Vận Tải hiện đang nắm giữ 86,16% vốn Vietnam Airlines. Với phương án mới này, thay vì dành riêng cho Nhà nước để góp vốn vào Vietnam Airlines khi doanh nghiệp này thực hiện tăng vốn thì phần thặng dư sẽ được sử dụng để tăng vốn điều lệ của Vietnam Airlines. Phương án sử dụng đã được thay đổi nhưng kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn thặng dư chưa được Vietnam Airlines nhắc tới trong Đại hội.

Đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược thực hiện trong năm 2016 khó thể coi là một thành công toàn diện của Vietnam Airlines. Lượng cổ phiếu dự kiến phát hành ban đầu là 282 triệu cổ phiếu cho không quá ba nhà đầu tư nhưng hãng hàng không này chỉ chào bán thành công 38% lượng cổ phần trên cho duy nhất ANA Holdings. Giá bán cho ANA Holdings là 21.000 đồng/cp, thấp hơn cả mức giá đấu thành công thấp nhất trong phiên IPO (22.300 đồng/cp).

Thực tế, đã có 19 nhà đầu tư được Vietnam Airlines gửi Bản công bố thông tin nhưng chỉ 2 hàng không bày tỏ sự quan tâm là ANA Holdings và Japan Airlines. Tuy vậy, đến cuối cùng, Vietnam Airlines chỉ thu hút được hãng hàng không Nhật Bản ANA Holdings nắm giữ 8,771% vốn.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về ảnh hưởng của việc chào bán cho NĐT chiến lược không thành công đối với việc mở rộng quy mô đội bay, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cho biết điều này không ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư và phát triển đội bay của công ty. Mục tiêu của Nhà nước hướng tới giảm tỷ lệ sở hữu tại Vietnam Airlines xuống 75%, chào bán không thành công cho NĐT chiến lược như kế hoạch đề ra khiến tỷ lệ sở hữu không giảm được như mong muốn.

Còn về kế hoạch phát triển đội bay, Vietnam Airlines cho biết tăng nguồn vốn thông qua các hình thức thu xếp vốn khác nhau để đảm bảo nguồn lực thực hiện dự án mua máy bay đã phê duyệt trong đó có phương án bán và thuê lại mà hãng hàng không này cũng trình cổ đông tại buổi ĐHĐCĐ lần này.

Thanh Thủy