VietinBank triển khai Basel II đến đâu?
Basel II và áp lực tăng gấp đôi vốn tự có của các 'ông lớn' ngân hàng nhà nước |
Thủ tướng kỳ vọng VietinBank trở thành ngân hàng 'chủ công' trong chính sách tiền tệ |
Nhiệm vụ quan trọng của Vietinbank trong thời gian tới là đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank – Mã: CTG) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là một trong 10 ngân hàng đầu tiên được NHNN lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước vốn theo chuẩn mực Basel II.
Năm 2018, VietinBank định hướng phát triển dựa trên nền tảng Quản trị rủi ro (QTRR) theo chuẩn mực quốc tế.
Ảnh minh họa: Nguồn: Internet. |
Trọng tâm về QTRR trong giai đoạn tiếp theo của VietinBank là hoàn thành chương trình Basel II theo kế hoạch ngân hàng đã đề ra và ứng dụng vào công tác quản trị điều hành.
Trong đó, mục tiêu quan trọng là hoàn thành các hạng mục tuân thủ Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, VietinBank tiếp tục ứng dụng ICAAP nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động có điều chỉnh rủi ro.
Những kết quả đạt được từ khi triển khai chương trình Basel II
Hơn 3 năm kể từ khi triển khai chương trình Basel II, VietinBank đã sẵn sàng đáp ứng phương pháp luận tính vốn cho các rủi ro trọng yếu bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Bên cạnh đó là hoàn thiện phương pháp đo lường và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo thông lệ quốc tế và hướng dẫn của NHNN.
Về cơ cấu quản trị điều hành, VietinBank nghiên cứu và hoàn thành Dự án Mô hình ba vòng kiểm soát theo thông lệ quốc tế. Từ quý III/2015, VietinBank đã ứng dụng kết quả vào công tác quản trị điều hành. Từ đó, phân tách trách nhiệm rõ ràng về QLRR giữa các vòng; từ cấp giao dịch đến khung quản trị toàn hàng; giảm thiểu sự phân tán trong dữ kiện về rủi ro; kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực trọng yếu của ngân hàng.
Đối với các giải pháp hiện đại hóa, VietinBank xây dựng Hệ thống Quản lý Hồ sơ rủi ro (Risk profile). Hệ thống này giúp nhận diện phạm vi và mức độ rủi ro để có biện pháp kiểm soát và kế hoạch hành động.
Cuối năm 2017, VietinBank tiếp tục xây dựng Hệ thống Tính tài sản có rủi ro (RWA) về cấu trúc dữ liệu, thuật toán và phương pháp tính tài sản có rủi ro theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.