Dù khẳng định GDP của Việt Nam có thể đạt gần 7% trong năm 2024, song các chuyên gia cho rằng, để tăng trưởng phát triển bền vững bên cạnh các cái động lực truyền thống thì phải nhanh chóng áp dụng các cái mô hình kinh tế mới và ưu tiên tập trung tạo nền tảng - không gian cho tăng trưởng.
Theo ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương, nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 11 lần vào năm 2030, đạt mức đáng kinh ngạc 220 tỷ USD. AI là một trong những yếu tố then chốt để hiện thực hóa dự báo này.
Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam phấn đấu đón từ 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 - 9%/năm trong năm 2025.
Theo chuyên gia, Việt Nam cũng có khả năng thu hút mạnh đầu tư và hỗ trợ của Mỹ vào công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam có nguy cơ tụt hậu lớn hơn nếu không thích ứng được trước xu hướng phát triển công nghệ toàn cầu.
Theo số liệu thống kê, khu vực ASEAN-6 bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines và Thái Lan đều có mức tăng trưởng GDP trong quý I vượt kỳ vọng. Với tăng trưởng GDP ở mức 5,66%, kinh tế Việt Nam đứng xếp thứ 2 trong khu vực.
Theo ông Don Lam, Việt Nam giờ đây là một quốc gia đang phát triển, là một “con hổ mới” của khu vực Đông Á, dựa trên tăng trưởng kinh tế, như tăng trưởng GDP đạt 6 - 7% mỗi năm.
Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đánh giá Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu và cho biết Samssung sẽ hỗ trợ NIC triển khai đào tạo về Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật kết nối và Big Data.
Kinh tế Việt Nam đang nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia nước ngoài, trở thành một trong những điểm đến đầu tư rất hấp dẫn của khu vực.
Năm 2023, tổng lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup Việt Nam đạt gần 530 triệu USD, giảm 17% so với năm trước đó, song giữ vị trí thứ ba tại khu vực Đông Nam Á.
Trong báo cáo tháng 4/2024, IMF đánh giá Việt Nam không còn là quốc gia thu nhập thấp đang phát triển (LIDC) và hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 từ 6,9% xuống 6,5%.