|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt từ Australia, Mỹ, Canada

16:28 | 18/05/2020
Chia sẻ
Các thị trường nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam đều tăng mạnh như Australia tăng 94%, Ấn Độ tăng 158,5%, Mỹ tăng hơn 88%, Thái Lan tăng 70,5% và Canada tăng gấp 14 lần.

Số liệu của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết giá trị nhập khẩu chăn nuôi (thịt và sản phẩm từ thịt) tháng 4/2020 ước đạt 364 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,36 tỉ USD, tăng 17,6% so với cùng kì năm 2019. 

Trong 3 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 999,7 triệu USD, tăng 22,2% so với 3 tháng đầu năm 2019. 

Năm thị trường nhập khẩu thịt và sản phẩm từ thịt của Việt Nam là Australia, Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan và Canada với giá trị lần lượt là 170,4 triệu USD, tăng 94% so với cùng kì năm 2019; 79 triệu USD (tăng 158,8%); 78,6 triệu USD (tăng hơn 88%); 49,3 triệu USD (tăng 70,5%) và 22,3 triệu USD (cao gấp 14 lần). 

So sánh với cùng kì năm 2019, giá trị nhập khẩu nhiều nhất là trâu, bò sống đạt 204,4 triệu USD, tăng 102,8%; thịt bò đông lạnh đạt 115,9 triệu USD, tăng 88,5%; thịt và phụ phẩm sau giết mổ của gà đông lạnh đạt 79,8 triệu USD, tăng 50,7%; thịt heo đông lạnh đạt 39,7 triệu USD, tăng 444,5%. 

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt từ Australia, Mỹ, Canada - Ảnh 1.

Thịt bò đông lạnh là một trong những sản phẩm tăng mạnh nhập khẩu với kim ngạch đạt 115,9 triệu USD, tăng 88,5%. Ảnh: Như Huỳnh.

Trên thị trường kì hạn thế giới, giá heo nạc giao tháng 5/2020 thị trường Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 5,75 UScent/lb xuống còn 47,225 UScent/lb (tương đương 24.094 đồng/kg).

Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2020 ước đạt 41 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 150 triệu USD, giảm 23,8% so với cùng kì năm 2019. 

Năm thị trường xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất của Việt Nam là Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ và Papua New Guinea với giá trị lần lượt là 10,9 triệu USD (giảm 37,5% so với cùng kì năm 2019); 5,4 triệu USD (giảm 59,8%); 3,3 triệu USD (tăng 24,2%); 1,4 triệu USD (giảm 34,2%) và 670.500 USD (giảm 28,5%).

So sánh với cùng kì năm 2019, giá trị xuất khẩu hầu hết các sản phẩm thịt đều giảm như heo đông lạnh đạt 8,8 triệu USD, giảm 52,2%; thịt và các phụ phẩm từ thịt chế biến (chân heo nấu chín, chân gà rút xương, khô gà, ...) đạt 6,1 triệu USD, giảm 12,5%; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà đông lạnh đạt 3,1 triệu USD, giảm 50,5%; đùi ếch đông lạnh đạt 2,3 triệu USD, giảm 60,8%; ...

Như Huỳnh

Nhận định thị trường chứng khoán 30/9: Kiểm tra dòng tiền hỗ trợ tại vùng 1.285 điểm
Theo dự báo của công ty chứng khoán, với tín hiệu nến thận trọng hiện tại, có khả năng diễn biến của thị trường sẽ tạm thời chậm lại và có động thái điều chỉnh trong phiên giao dịch tiếp theo để kiểm tra dòng tiền hỗ trợ tại vùng 1.285 điểm.