|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Viện trưởng CIEM: 90% thủ tục khai báo xuất nhập khẩu hàng hóa đã được xóa bỏ

15:59 | 13/06/2018
Chia sẻ
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) thực hiện Nghị quyết 19, theo khảo sát sơ bộ, chi phí mà doanh nghiệp phải chịu đã giảm đáng kể. Đồng thời, số thủ tục về khai báo xuất nhập khẩu hàng hóa giảm tới 90%.
vien truong ciem 90 thu tuc khai bao xuat nhap khau hang hoa da duoc xoa bo Vì sao người kinh doanh đổ xô vay đôla?
vien truong ciem 90 thu tuc khai bao xuat nhap khau hang hoa da duoc xoa bo Xuất khẩu nông, thủy sản đối diện nhiều thách thức
vien truong ciem 90 thu tuc khai bao xuat nhap khau hang hoa da duoc xoa bo Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Cơ hội cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành là một trong những trọng tâm của các Nghị quyết số 19 bởi đây chính là nguyên nhân tạo rào cản và tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Một trong những những nội dung trọng tâm của Nghị định 19 là vấn đề thủ tục hải quan, cải cách toàn diện các quy định quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

vien truong ciem 90 thu tuc khai bao xuat nhap khau hang hoa da duoc xoa bo
Viện trưởng CIEM: 90% thủ tục khai báo xuất nhập khẩu hàng hóa đã được xóa bỏ

Trong 4 năm qua (từ năm 2014 đến năm 2017), ngành Hải quan đạt được nhiều thành tựu. Theo đó, Nghị quyết 15 thay thế cho Nghị định 30 về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm….

Cũng theo ông Cung, theo khảo sát sơ bộ, chi phí mà doanh nghiệp phải chịu đã giảm đáng kể. Đồng thời, số thủ tục về khai báo xuất nhập khẩu hàng hóa giảm tới 90%. Nhờ đó, các doanh nghiệp thông quan nhanh hơn. Lượng hàng hóa kiểm tra trước khi thông quan giảm từ 30-35% xuống còn khoảng 15-20%.

Theo ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia Dự án Quản trị Nhà nước, nhằm tăng trưởng toàn diện, thời gian thông quan hàng hoá đối với hàng xuất khẩu còn 70 giờ và hàng nhập khẩu là 90 giờ.

Tuy nhiên, ông Bình chỉ ra một số bất cập liên quan đến tờ khai phân luồng. “Hiện nay, tờ khai hải quan chỉ được phép sửa trước khi phân luồng, còn sau khi phân luồng, điều này không được cho phép”.

Ông lấy ví dụ trường hợp của Hải quan TP. HCM phải nhắc nhở doanh nghiệp khi in tờ khai chính thức thì nên in nháp và gửi cho Hải quan xem trước để tránh sai sót. Tuy nhiên, quy trình này lại gây mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Bình cho rằng cách quản lý hiệu suất năng lượng còn hình thức, gây lãng phí, tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Quy định “chủ động công nhận chất lượng của những nhãn hiệu, nhà sản xuất nổi tiếng, những hàng hoá được sản xuất tại các nước, khu vực có chất lượng cao, tiên tiến” cũng chưa được áp dụng.

Để giải quyết vấn đề này, ông Cung cho rằng cần làm rõ những “điểm mờ” trong chính sách quản lý.

“Doanh nghiệp rất sợ những bất định, vì vậy cần quyết tâm xóa những điểm mờ này”, ông Cung nhấn mạnh. Vị viện trưởng CIEM đề xuất việc kiểm tra chuyên ngành nên tập trung chặt chẽ đối với những doanh nghiệp thường xuyên vi phạm. Đối với những doanh nghiệp tuân thủ tốt, các cơ quan chỉ cần theo dõi, không cần kiểm tra.

“Như vậy, chúng ta chỉ cần kiểm tra 5 - 10% số hàng hóa và doanh nghiệp. Cách này tạo điều kiện cho doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định, bớt gánh nặng cho nguồn lực nhà nước vốn đang rất ít”, ông Cung nhận định. Bên cạnh đó, ông Cung cho rằng cần tiếp tục thúc đẩy thay đổi phương thức quản lý, hiện đại hoá, áp dụng công nghệ thông tin trong tờ khai hải quan.

Xem thêm