|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao tăng trưởng quý III âm và triển vọng sáng cho GDP quý IV?

08:23 | 30/09/2021
Chia sẻ
"Tôi tin là quý IV/2021 sẽ có mức tăng trưởng cao, thậm chí cao hơn quý I và có thể đạt được như quý II, thời điểm mà nền kinh tế đã có khởi sắc", Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết.

Vì sao tăng trưởng quý III âm?

Con số tăng trưởng GDP âm 6,17% trong quý IIII vừa được Tổng cục Thống kê (GSO) công bố đã phản ánh rõ rệt sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong làn sóng thứ tư.

Lý giải cụ thể cho mức giảm này, ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê, cho biết nguyên nhân là đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề lên các tỉnh, thành phố trọng điểm, đầu tàu kinh tế, theo Báo Chính phủ.

Các công tác phòng chống dịch và giãn cách xã hội tại TP HCM, Hà Nội, các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) kéo dài từ tháng 7 tác động trực tiếp đến tăng trưởng quý III/2021. Từ tháng 7 đến nay, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ giảm sâu, lần lượt là 5,02% và 9,28%. 

Vì sao tăng trưởng quý III âm và triển vọng sáng cho GDP quý IV? - Ảnh 1.

Ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê. (Ảnh: VGP).

"Như chúng ta đã biết, giá trị công nghiệp của TP HCM vốn đứng đầu cả nước, Bình Dương đứng thứ 2, Đồng Nai đứng thứ 5 toàn quốc và Bà Rịa-Vũng Tàu thứ 4. Nhưng nay, 4 tỉnh, thành này đều bị ảnh hưởng nặng nề, khu vực công nghiệp giảm sâu nên đã tác động không nhỏ tới tăng trưởng GDP cả nước", ông Hiếu cho biết.

Đối với khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh là Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội, tổng GRDP của 20 tỉnh, thành thuộc khu vực này, chiếm 57% GDP của các cả nước. GRPD của TPHCM chiếm 17%, Hà Nội xếp vị trí thứ 2 với 12,6%, kế đến là Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu lần lượt chiếm 4,8%, 4,5%, 3,8%.

Ngoài ra, theo ông Hiếu, GDP quý giảm một phần cũng do lĩnh vực thuỷ sản tăng trưởng thấp trong quý III. Giãn cách xã hội kéo dài, ảnh hưởng đến thu hoạch, sản xuất, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản của ĐBSCL. 

Sản lượng cá tra ở khu vực này chiếm gần như 100% sản lượng cá tra toàn quốc, sản lượng tôm chiếm khoảng 80% sản lượng tôm của cả nước. Tuy nhiên tại đây, 120/449 nhà máy thuỷ sản ngừng hoạt động do giãn cách xã hội. Các nhà máy đang hoạt động chỉ đạt 30-40% công suất.

Mặt khác, bối cảnh dịch bệnh chưa từng có trong tiền lệ phần nào làm phân tán nguồn lực phát triển kinh tế, để tập trung cho phòng, chống dịch. Điều này thể hiện rõ qua chỉ số tăng trưởng dương của ngành y tế, hoạt động trợ giúp xã hội với mức tăng 38,7%.

Triển vọng tăng trưởng cao trong quý IV

Tổng cục Thống kê cho rằng, tăng trưởng GDP quý IV phụ thuộc vào hiệu quả triển khai các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ để kích thích phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự vươn lên của chính các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng Quốc hội đề ra là 6% và kế hoạch của Chính phủ là 6,5% thì quý IV phải tăng trưởng rất cao để bù lại mức tăng trưởng thấp của những tháng qua, đây được xem là một thách thức rất lớn.

"Tôi tin là quý IV/2021 sẽ có mức tăng trưởng cao, thậm chí cao hơn quý I và có thể đạt được như quý II, thời điểm mà nền kinh tế đã có khởi sắc", Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương tin tưởng.

Vì sao tăng trưởng quý III âm và triển vọng sáng cho GDP quý IV? - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. (Ảnh: Bộ KH&ĐT)

Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (GSO) cho rằng trong quý IV, cần đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế, đặc biệt các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, TP HCM và các tỉnh kinh tế trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh khác trong khu vực Đông Nam Bộ. 

Khi mở cửa trở lại, các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng sẽ đến từ 3 trụ cột, gồm: Đầu tư công, tăng cường xuất khẩu, tăng tiêu dùng và dân cư.

Ông cũng chỉ ra ba động lực tăng trưởng chính gồm thúc đẩy giải ngân đầu tư công 250.000 tỷ đồng; xuất khẩu và tiêu dùng dân cư. Để thực hiện được cần có nền tảng về kiểm soát dịch, khơi thông nút thắt trong lưu thông hàng hoá, có các gói hỗ trợ kích thích cho sản xuất, gói hỗ trợ người dân và nới lỏng giãn cách, áp dụng "thẻ xanh COVID".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Bình

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.