Vì sao Philippines lại thu hút các vụ gian lận tài chính?
Philippines thường xuyên "được" nhắc đến trong các bê bối tài chính quốc tế.
Theo Nikkei Asian Review, hồi năm 2016, tiền bị đánh cắp từ ngân hàng trung ương Bangladesh được chuyển đến một ngân hàng ở Philippines, từ đó chúng được rót vào ngành cờ bạc nhằm tạo vỏ bọc hợp pháp.
Tháng 12 năm ngoái, ngân hàng Westpac Banking có trụ sở tại Sydney bị các nhà giám sát tài chính của Australia cáo buộc vi phạm luật chống rửa tiền, bao gồm thực hiện các giao dịch chuyển tiền cho những kẻ bóc lột trẻ em ở Philippines.
Mới đây nhất, vào cuối tháng 6, cả thế giới nghe tin hãng công nghệ tài chính Wirecard của Đức đã dính vào một vụ lừa đảo mà trong đó các đối tác kinh doanh tại Philippines không hề tồn tại. Wirecard nói công ty gửi 2,1 tỉ USD tại hai ngân hàng ở Philippines, nhưng cả hai đều phủ nhận và cho biết Wirecard không phải khách hàng của họ.
Các cáo buộc về tài liệu giả, giao dịch gian lận và sự tham gia của nhân viên các ngân hàng lớn của Philippines làm dấy lên câu hỏi các ngân hàng này giám sát vấn đề nội bộ như thế nào. Quan trọng hơn, những bê bối này nhấn mạnh điểm yếu của Philippines trong việc giám sát hệ thống tài chính.
Những trường hợp trên chỉ ra sự thiếu năng lực trong thi hành luật pháp của Ủy ban chứng khoán và giao dịch Philippines, ngân hàng trung ương và Ủy ban Chống Rửa tiền (AMLC) của nước này.
Dù có nhiều nhân viên giỏi và chăm chỉ, có vẻ như ba cơ quan trên lại không có năng lực và không sẵn lòng tiến hành các cuộc kiểm tra và xác minh thường xuyên các tổ chức tài chính.
Theo Nikkei Asian Review, quản lí cấp cao tại các ngân hàng Philippines thừa nhận nhiều khách hàng của họ mở tài khoản chỉ để xin được tài liệu từ Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) rồi đóng chúng ngay sau khi đạt được mục đích.
Những tài khoản này có mục đích là trấn an nhà đầu tư rằng doanh nghiệp có đủ tiền, nhưng việc đóng tài khoản mà không thông báo cho SEC lại dẫn tới những công ty vỏ bọc. SEC không có đủ nhân viên để xem xét tài liệu nhằm đảm bảo doanh nghiệp báo cáo đầy đủ mọi hoạt động theo yêu cầu.
Ngân hàng trung ương Philippines và AMLC cũng không có đủ nhân viên nhằm tiến hành các cuộc điều tra có ý nghĩa và theo dõi hoạt động đáng ngờ. Bộ lọc những kẻ phạm pháp có quá nhiều lỗ hổng.
Các báo cáo về Wirecard cho thấy một người tố giác đã cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng trong việc xử lí các giao dịch và kế toán đến quản lí cấp cao. Nhưng Philippines gần như không có cơ chế nào để khuyến khích bất kì ai đưa ra cáo buộc nghiêm trọng.
Theo lí thuyết, Philippines có chương trình bảo vệ nhân chứng do Bộ Tư pháp cung cấp. Nhưng trên thực tế, chương trình này lại chẳng bảo vệ được ai cả. Một trong số những vấn đề là chương trình chỉ có thể cung cấp nơi ở mới cho nhân chứng trong Philippines, chứ không phải là một đất nước xa xôi để họ có thể xây dựng cuộc sống mới.
Để cải thiện tình hình, Philippines phải có những bước đi để nâng cao năng lực và bảo vệ nhân chứng nhiều hơn. Philippines cần phải phát triển hệ thống tố giác mạnh mẽ, cho phép nhân viên báo cáo về hành vi sai trái của các nhà quản lí cấp cao.
Ngân hàng trung ương Philippines, AMLC và SEC cần tạo cơ chế để bảo vệ người báo cáo và tiến hành điều tra những nội dung trong cáo buộc.
Sự liên quan của Philippines tới các bê bối tài chính là một điều từ lâu đã chẳng còn đáng ngạc nhiên. Hệ thống tài chính Philippines cần phải hành động mạnh mẽ hơn nhằm cứu vãn danh tiếng và củng cố vị thế trên trường quốc tế.
Quá trình này có thể bắt đầu bằng việc thành viên trong hội các hội đồng quản trị và quản lí cấp cao đưa ra tuyên bố công khai và đáng tin cậy ủng hộ tính minh bạch trong hoạt động của ngân hàng.
Các cáo buộc trong vụ gian lận của Wirecard có thể sẽ thúc đẩy hệ thống ngân hàng Philippines và các nhà quản lí nước này củng cố danh tiếng quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/