|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vì sao giá thành nuôi tôm tại Việt Nam cao hơn thế giới?

11:28 | 23/08/2018
Chia sẻ
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Thực Phẩm Sao Ta cho biết, hiện giá thành
nuôi tôm tại Việt Nam đang cao hơn 1 USD/kg. Nguyên nhân là do hệ số nuôi
trúng (hệ số thu hồi) còn thấp. Giá cả đầu vào như con giống, thức ăn cao hơn thế
giới.
vi sao gia thanh nuoi tom tai viet nam cao hon the gioi Ngành thủy sản đầu tư 1,75 triệu USD cho Dự án nuôi tôm, cá tra bền vững tại ĐBSCL

Tại hội thảo "Nhu cầu tôm thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam đến 2025", ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Thực Phẩm Sao Ta cho biết, tiềm năng về nuôi tôm ở Việt Nam còn rất lớn bởi diện tích đất có thể nuôi tôm trên 700.000 ha. Bên cạnh đó, thời tiết gần như có thể nuôi tôm quanh năm.

vi sao gia thanh nuoi tom tai viet nam cao hon the gioi
(Ảnh: Minh Anh)

Theo ông Lực, Việt Nam có trình độ nuôi tôm trên ngưỡng trên trung bình thế giới. Có nhiều trang trại nuôi trình độ cao, đạt chuẩn nuôi quốc tế như ASC, BAP.... Việt Nam có gần trăm nhà máy, chế biến tôm với công suất chung 500.000 tấn/năm, có thể mở rộng quy mô gấp đôi trong thời gian ngắn. Nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn – đáp ứng nhu cầu các hệ thống phân phối lớn.

Tuy nhiên, ngành tôm đang phải đối đầu với nhiều thách thức như tình trạng nuôi tôm nhỏ lẻ, manh mún, dẫn đến việc kiểm soát bị hạn chế. Hiện phần lớn các hộ nuôi tôm chỉ có diện tích từ 1 - 2 ha/hộ trong khi đối với các nước trên thế giới, quy hoạch nuôi tôm tập trung từ hàng trăm đến hàng nghìn ha/hộ.

Cơ sở hạ tầng chưa đuổi kịp theo phong trào nuôi, nhiều vùng nuôi thiếu điện, thủy lợi, giao thông. Ông Lực cho biết, muốn tăng năng suất tôm phải nuôi thâm canh thì cần dùng khá nhiều điện. Mặt khác, hệ thống giao thông hiện nay đòi hỏi việc vận chuyển thành phẩm từ nhà máy đến nơi tiêu thụ càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, tôm giống chưa chuẩn mực do đến từ nguồn chất lượng khác nhau và có nhiều cơ sở nhỏ tổ chức sinh sản nhân tạo. Ông Lực cho hay, việc chủ động nuôi giống tốt, sạch bệnh có phần hạn chế. Hiện tại, giá thành nuôi tôm cao hơn 1 USD/kg so với các nước khác. Lý giải nguyên nhân, ông Lực cho hay, hệ số nuôi trúng (hệ số thu hồi) còn thấp. Giá cả đầu vào như con giống, thức ăn lại cao hơn thế giới.

Để khắc phục những khó khăn này, ông Lực cho rằng, cần có quy hoạch vùng nuôi chi tiết hơn và có đầu tư thỏa đáng, đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Đồng thời, phải có chương trình gia hóa tôm bố mẹ cấp quốc gia và kiểm soát cung ứng tôm giống chặt chẽ hơn. Người dân và các doanh nghiệp nuôi tôm cần thực hiện vùng nuôi lớn, quy mô trang trại theo chuẩn quốc tế trên cơ sở thành lập hợp tác xã nuôi hoặc tích tục ruộng đất.

Thông tin thêm từ ông Phạm Hữu An - Giám đốc Công ty An Lộc cho biết, sản lượng tôm các năm 2012-2014 tăng trưởng bình quân 7,7%, giai đoạn 2015-2017 là 4,2%. Dự báo nhu cầu đến 2025 đạt khoảng 6,53 triệu tấn, năm 2023 là 11,2 triệu tấn. Trường hợp tăng trưởng vùng nuôi thì nhu cầu này khoảng 12,2 triệu tấn. Nếu nhu cầu tiêu thu của trung quốc tăng mạnh thì sản lương 20130 là 17,6 triệu tấn.

Ông Jiro Takeuchi - Giám đốc Công ty Giao dịch và Tư vấn Thủy sản Bomneia nhận định, xu hướng tiêu thụ ở EU ngày càng gia tăng, đặc biệt là tôm hấp nguyên liệu. Tuy nhiên các chương trình chứng nhận tập trung vào các vấn đề môi trường, xã hội, an toàn thực phẩm ngày càng thắt chặt.

Việc tập trung vào sử dụng thuốc trong nuôi tôm và khử trùng sản phẩm, vấn đề Berxit vẫn chưa rõ ràng khiến chi phí sản xuất tôm ngày càng tăng, không tỷ lệ thuận với giá tôm. Bên cạnh đó, tôm nguyên liệu được nhập khẩu từ Ecuator và Ấn Độ để chế biến ở Việt Nam.

Xem thêm

Minh Anh

ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.