|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

VEPR: GDP năm 2021 có thể chỉ tăng khoảng 4% nếu dịch kéo dài đến quý IV

18:08 | 21/07/2021
Chia sẻ
VEPR cho rằng triển vọng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc xin, hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch và các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.

Chiều 21/7, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2021 và đưa ra các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Với diễn biến của tình hình bệnh dịch hiện tại, cơ quan này hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây.

VEPR: GDP năm 2021 có thể chỉ tăng khoảng 4% nếu dịch kéo dài đến quý IV - Ảnh 1.

Tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tại TP HCM và các tỉnh phía Nam.

VEPR nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc xin, hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống dịch và các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.

Các kịch bản dưới đây đều giả định rằng, các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam sẽ triển khai thành công việc tiêm vắc xin vào đầu quý IV/2021 và khống chế được tình trạng tái bùng phát, hoạt động kinh tế được khôi phục và căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị được làm dịu hơn. 

Trong khi đó, tình hình kiểm soát bệnh dịch tại Việt Nam có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau

VEPR: GDP năm 2021 có thể chỉ tăng khoảng 4% nếu dịch kéo dài đến quý IV - Ảnh 2.

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế do VEPR công bố. (Đồ họa: Đức Bùi).

Trong kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP năm 2021 sẽ đạt mức 4,5 - 5,1% nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022 và kinh tế vĩ mô duy trì ổn định.

Ở kịch bản thuận lợi hơn, dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8, việc tiêm vắc xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022 và kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, tăng trưởng GDP 2021 được dự báo đạt 5,4 - 6,1%.

Tuy nhiên, kịch bản bất lợi sẽ xảy ra khi dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý IV, quá trình tiêm chủng vắc xin được triển khai chậm do thiếu nguồn cung.

Đồng thời, các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu,chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, VEPR nhận định kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng từ 3,5 - 4%.

VEPR dự báo tăng trưởng GDP 2021 cao nhất là 5,4-6,1%, mức thấp nhất là từ 3,5-4,0% - Ảnh 2.

Dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. (Ảnh minh họa: Zing).

Theo đánh giá của VEPR, nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2021 nhưng diễn biến phức tạp trước tình trạng lây lan phức tạp của dịch bệnh trong cuối quý II và đầu quý III đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân cũng như quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và đà phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Trước những khó khăn đó, VEPR cũng đưa ra những khuyến nghị chính sách. 

Cụ thể, Việt Nam cần có một chiến lượctổng thể và nhất quán đối phó với các tình huống bệnh dịch; các bất cập liên quan đếnlây nhiễm chéo trong khu cách ly, khai báo y tế, đứt gãy trong lưu thông hàng hóa do các biện pháp cực đoan, thiếu trang thiết bị y tế cần phải được tập trung nguồn lực để giải quyết nhanh chóng.

Ngoài ra, Chính phủ và các Bộ ngành nên khẩn trương triển khai và giải ngân các gói hỗ trợ đối với người lao động mất việc, đặc biệt là những lao động trong khu vực phi chính thức.

Thứ ba, chính sách tài khóa nên tập trung thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn ở cấp quốc gia, làm nền tảng cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Cùng với đó, chính sách tiền tệ thích ứng nên được thực hiện với tăng trưởng cung tiền được kiểm soát ở mức phù hợp (10%) và các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.

Phương Trang