|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Vấp phải bộ ba yếu tố bất lợi, lợi nhuận quí II của gã khổng lồ ngành dầu mỏ Shell lao dốc 82%

09:01 | 01/08/2020
Chia sẻ
Ngày 30/7, ông lớn ngành dầu mỏ Royal Dutch Shell báo cáo lợi nhuận ròng quí II sụt giảm nghiêm trọng sau khi bị bộ ba giá dầu thô, nhu cầu năng lượng và đại dịch COVID-19 tấn công hồi đầu năm nay.
Vấp phải bộ ba yếu tố bất lợi, lợi nhuận quí II của gã khổ lồ ngành dầu mỏ Shell lao dốc 82% - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters).

Theo CNBC, Royal Dutch Shell, công ty dầu khí đa quốc gia của Hà Lan và Anh, cho biết lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBITDA) trong quí II năm nay là 638 triệu USD trong khi cùng kì năm trước con số này đạt 3,5 tỉ USD. Trong quí I trước đó, gã khổng lồ ngành năng lượng này ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 2,9 tỉ USD.

Tuy nhiên, thu nhập ròng của các cổ đông sau khi điều chỉnh chi phí vật tư hiện tại (current cost of supplies- CCS) và loại trừ một số mặt hàng nhất định, một chỉ số tương đương lợi nhuận ròng của công ty, đã ghi nhận lỗ 18,4 tỉ USD trong quí II/2020.

Điều này theo sau mức tổn thất 16,8 tỉ USD trong quí II so với cùng kì, do việc dự đoán giá dầu và khí đốt sẽ giảm đáng kể trong 30 năm tới. Trước đó, Royal Dutch Shell đã cảnh báo rằng công ty có thể phải chịu thiệt hại khoảng 15 - 22 tỉ USD trong quí II năm nay.

"Con số trên không phải là dòng tiền thực nhưng nó cho thấy chúng tôi đang nhìn nhận ngành năng lượng trong tương lai như thế nào. Điều đó có nghĩa là chúng tôi cần thực hiện đánh giá lại bảng cân đối kế toán của mình và chúng tôi đã hoàn thành nó", CEO Ben van Beurden của Royal Dutch Shell cho hay.

Ông Beurden cho rằng do chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cho nên cần phải quan sát xem điều gì sẽ xảy ra trong các quí và năm tới.

"Thiệt hại chưa có dấu hiệu dừng lại"

CNBC dẫn lời các nhà phân tích cảnh báo nhóm "Big Oil" (tức các ông lớn ngành năng lượng thế giới) có thể báo cáo kết quả kinh doanh quí II bết bát hơn do ảnh hưởng của lệnh phong tỏa kết hợp cùng cú sốc nhu cầu thời gian qua.

"Rõ ràng, điểm đáng chú ý nhất trong kết quả kinh doanh của Royal Dutch Shell ngày 30/7 là khoản lỗ lớn mà công ty phải gánh chịu", ông Stuart Lamont, nhà quản lí cấp cao tại công ty tư vấn Brewin Dolphin, nhận định.

"Thiệt hại mà đại dịch COVID-19 gây ra có thể sẽ tiếp tục lan rộng, Royal Dutch Shell cho biết công ty có thể cần phải giảm bớt sản lượng vào cuối năm để bù đắp sự sụt giảm trong nhu cầu năng lượng của thế giới. Điều này cho thấy thiệt hại chưa có dấu hiệu dừng lại", ông Lamont nói tiếp.

Royal Dutch Shell lí giải lợi nhuận quí II/2020 sụt giảm mạnh là do giá dầu thô lao dốc, tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động tinh luyện kém, doanh số bán dầu thô giảm và tỉ lệ xóa nợ đối với các giếng dầu cao hơn so với cùng kì năm ngoái.

Tuy nhiên, khoản lỗ của ông lớn ngành dầu mỏ Anh - Hà Lan phần nào đã được bù đắp nhờ "hoạt động giao dịch sản phẩm dầu và dầu thô mạnh, cùng nỗ lực tối ưu khâu vận hành và chi phí vận hành".

"Thực chất, nhìn vào kết quả trên, chúng tôi nhận thấy công ty đã có một quí khá tích cực. Việc thiệt hại 16,8 tỉ USD do giá trị tài sản giảm là một tác động đặc biệt. Nếu nhìn vào 600 triệu lợi nhuận trước thuế và lãi vay và nhất là dòng tiền dương 6,5 tỉ USD, có thể nhận thấy Royal Dutch Shell thực chất vẫn còn nhiều thế mạnh về vận hành", CEO của Shell cho hay.

"Vì vậy, theo hướng đó, tôi rất hài lòng vì công ty đã vượt qua quí khó khăn nhất trong lịch sử ngành dầu mỏ cho đến nay", ông Beurden nhấn mạnh.

Trong một thông cáo gửi cổ đông hôm 30/6, Royal Dutch Shell dự đoán giá dầu Brent giao sau trung bình đạt 35 USD/thùng trong năm nay, giảm so với dự báo trước đó là 60 USD/thùng.

Ngoài ra, công ty này còn hạ dự báo giá dầu Brent năm 2021 xuống 40 USD/thùng và 50 USD/thùng cho năm 2022. Trước đó, Royal Dutch Shell nhận định giá dầu Brent trung bình đạt 60 USD/thùng cho mỗi năm.

Trước khi đưa ra triển vọng ảm đạm đối với giá dầu thô cho đến năm 2050, Royal Dutch Shell đã quyết định giảm mức chia cổ tức cho cổ đông lần đầu tiên kể từ Thế chiến II trong quí I/2020.

Exxon Mobil và Chevron dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh quí II vào ngày 31/7, trong khi BP của Anh sẽ công bố báo cáo vào ngày 4/8.

Yên Khê

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.