|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ván bài cuối cùng của Thủ tướng May về Brexit

08:40 | 21/04/2019
Chia sẻ
Cho tới thời điểm này, chính quyền của Thủ tướng Therasa May và Công đảng đối lập vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về thỏa thuận Brexit.
Ván bài cuối cùng của Thủ tướng May về Brexit - Ảnh 1.

Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: AFP/TTXVN

Trang mạng quốc tế (Trung Quốc) mới đăng bài viết của tác giả Ngô Chính Long, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Quỹ nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc, phân tích về thực trạng thỏa thuận nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) hiện nay, trong đó cho rằng con đường dẫn tới lối ra của Brexit vẫn còn đầy sóng gió.

Cho tới thời điểm này, chính quyền của Thủ tướng Therasa May và Công đảng đối lập vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về thỏa thuận Brexit. Bà May đã phải đặt cược sự nghiệp chính trị của mình cho cuộc đọ sức cuối cùng để thực hiện thỏa thuận này.

Thỏa thuận Brexit đạt được giữa Thủ tướng Theresa May và Liên minh châu Âu (EU) đã ba lần thất bại tại Nghị viện Anh sau khi các nghị sĩ nước này đã tổ chức hai cuộc bỏ phiếu để cố gắng tìm sự đồng thuận, nhưng không có đề xuất nào chiếm được đa số.

Những thất bại liên tiếp đã khiến bà May nhận ra rằng muốn thực hiện cam kết trong cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU thì chỉ có cách từ bỏ Brexit “cứng”, chuyển sang con đường hợp tác xuyên đảng phái và thực hiện Brexit “mềm” thì mới có thể đạt được Brexit như mong muốn.

Tuy nhiên, cuộc tiếp xúc giữa bà với Công đảng không được suôn sẻ. Hơn nữa, việc thay đổi Brexit lần này của bà May là một hành động có rủi ro cao, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và bất mãn của những người theo phe hoài nghi châu Âu cứng rắn thuộc đảng Bảo thủ và không ít thành viên của các đảng khác.

Hơn nữa, nhiều nhân sĩ của đảng Bảo thủ đã từ chối quyên góp tiền hoặc vận động hành lang cho đảng này. Các hành động trong đảng nhằm kiềm chế và chống lại bà May đã xảy ra thường xuyên, đảng Bảo thủ rơi vào tình trạng bất ổn nội bộ. Để thực hiện được thỏa thuận Brexit, bà May đã không ngần ngại đặt cược ngôi vị thủ tướng và tương lai của đảng Bảo thủ để thực hiện cuộc đọ sức cuối cùng.

Mặc dù Nghị viện đã 3 lần biểu quyết về thỏa thuận Brexit, khoảng cách giữa phiếu phản đối và phiếu ủng hộ mỗi lần đều có phần giảm đi, nhưng các thế lực phản đối vẫn lớn mạnh và không thể vượt qua được. Rõ ràng, chiến lược Brexit “cứng” của bà May thất bại.

Trước việc tình hình đi vào bế tắc, bà May đã tìm con đường khác, tuyên bố giữ thái độ “mở” đối với bất kỳ phương án nào có thể được đa số thông qua trong cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện. Bà May đã chìa "cành ô liu" cho các chính đảng như Công đảng đối lập và đảng Quốc gia Scotland, tìm kiếm sự hợp tác xuyên đảng phái để cùng nhau hoàn thành kế hoạch Brexit. “Ranh giới đỏ” mà đảng Bảo thủ tự lập ra như rút khỏi thị trường chung châu Âu và Liên minh thuế quan EU…, cũng đã làm giảm bớt khâu xử lý và ít khi được đề cập đến.

Xét về Brexit, hai chính đảng lớn của Nghị viện Anh là đảng Bảo thủ và Công đảng có nền tảng hợp tác chung, chẳng hạn như hai bên đều hy vọng chấm dứt sự di chuyển tự do giữa người lao động, đều chủ trương thỏa thuận rút khỏi EU có trình tự; đều tán thành bảo vệ cơ hội việc làm ở nước Anh. Điều quan trọng hơn là Công đảng ủng hộ Brexit “mềm”. Điều này sẽ cung cấp đầy đủ điều kiện để hai đảng thỏa hiệp.

Tuy nhiên, có nhiều lựa chọn cho Brexit “mềm”. Xét theo trình tự quan hệ kinh tế-thương mại mật thiết giữa Vương quốc Anh và EU sau Brexit thì có thể được chia thành ba loại theo thứ tự từ chặt chẽ nhất đến tương đối lỏng lẻo: mô hình Na Uy tham gia Thị trường chung châu Âu, mô hình Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên Liên minh thuế quan EU, mô hình Canada ký kết hiệp định đối tác thương mại toàn diện với EU.

Trong ba mô hình này, phương án ở lại Liên minh thuế quan EU được ủng hộ cao nhất. Sự lựa chọn này không nghiêng về bên nào, tương đối trung lập. Trong cuộc bỏ phiếu chỉ định của Nghị viện lần gần đây nhất, chỉ thiếu bốn phiếu mà bị bác bỏ, điều này cũng cho thấy sự lựa chọn này sau khi thương lượng rất có thể sẽ được Nghị viện thông qua với đa số phiếu.

Nếu sau khi rời khỏi Brexit, nước Anh tiếp tục ở lại trong Liên minh thuế quan EU,  biên giới “mềm” giữa Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh và Ireland sẽ không là trở ngại đối với Brexit.

“Sự dàn xếp dành riêng” trong thỏa thuận Brexit bị nhiều chỉ trích sẽ không bao giờ được khởi động, trở thành một tờ giấy vô giá trị. Ngoài ra, bản chính thỏa thuận Brexit của bà May cũng có thể không thay đổi, mà chỉ cần sửa đổi một phần trong tuyên bố chính trị, điều này cũng phù hợp với lập trường của EU.

Tuy nhiên, sự tiếp xúc ban đầu giữa bà May và Công đảng không được thuận lợi. Công đảng phàn nàn rằng “ranh giới đỏ” của bà May chưa được nới lỏng, chính phủ cần phải đưa ra nhượng bộ nhiều hơn về mặt dàn xếp các cơ chế cụ thể.

Đáp lại thái độ bày tỏ của Công đảng, bà May đã đưa ra một tuyên bố nhắc lại lập trường của mình là đạt được thỏa hiệp với Công đảng. Đúng như các phương tiện truyền thông Anh đưa tin Công đảng hiện đang ngồi trên vị trí "điều khiển" con tàu Brexit và nắm quyền chủ đạo Brexit.

Tin tức này không sai, Công đảng đang nỗ lực dẫn dắt Brexit theo hướng “mềm mại” hơn, buộc bà May phải đưa ra thỏa hiệp lớn hơn. Tuy nhiên, chỉ cần định hướng chung giống nhau, hai đảng sẽ có triển vọng đi đến thỏa thuận nhất trí cuối cùng./.

PV