|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Vải thiều Lục Ngạn giá cao, mùa vải kết thúc sớm

11:33 | 01/07/2019
Chia sẻ
Đến thời điểm này, vải thiều Lục Ngạn cơ bản thu hoạch xong, được xem là mùa vải bội thu của bà con nông dân.

Theo các năm, vải thiều Lục Ngạn đến giữa tháng 7 mới kết thúc mùa vải, tuy nhiên đến thời điểm này ở Bắc Giang, vải thiều xem như đã thu hoạch xong. Khoảng một tuần nay, tuyến quốc lộ 31 hướng về thị trấn Chũ đến ngã ba Kép (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) không còn cảnh ùn tắc giao thông vì các phương tiện đổ về mua vải thiều. Các cơ sở, điểm thu mua dọc tuyến quốc lộ không còn để các biển thu mua vải.

Vải thiều Lục Ngạn giá cao, mùa vải kết thúc sớm - Ảnh 1.

Người dân vui mừng khi năm nay vải thiều bán được giá cao.

Được biết, năm 2019, diện tích trồng vải của tỉnh Bắc Giang khoảng 28.000 ha, sản lượng ước đạt 150.000 tấn. Trong đó, diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP gần 14.000 ha; sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 218 ha.

Ông Cao Văn Hoàn, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Năm nay vải thiều Lục Ngạn chất lượng rất cao, không chỉ riêng sản phẩm vải hữu cơ mà vải VietGAP, GlobalGAP… cũng đạt chất lương. Ở Lục Ngạn vào vườn giờ chỉ còn cành thôi, giờ chỉ một số ít khu vực Tân Sơn. Năm nay vải thiều Lục Ngạn tỷ lệ xuất khẩu lên đến 60%, chủ yếu xuất đi Trung Quốc, thị trường trong nước cũng rất tiềm năng”.

Vải thiều Lục Ngạn giá cao, mùa vải kết thúc sớm - Ảnh 2.

Mùa vải Lục Ngạn năm nay kết thúc sớm so với mọi năm.

Ghi nhận tại xã Quý Sơn, là xã có diện tích và sản lượng vải thiều lớn nhất ở Lục Ngạn, sản lượng vải năm nay của xã đạt 12. 000 tấn. Theo người dân, mặc dù vải năm nay có giảm sản lượng, nhưng chất lượng, giá thành cao gấp nhiều lần so các năm qua.

Vải thiều Lục Ngạn giá cao, mùa vải kết thúc sớm - Ảnh 3.

Giá vải năm nay tại các vườn cao điểm lên đến gần 60.000 đồng/kg.

Bà Trần Thị Kim, Chủ nhiệm HTX Kim Biên (Lục Ngạn), cho biết năm nay các Cty Trung Quốc sang trực tiếp thu mua, đóng gói từ đầu mùa đến cuối mùa. Giá thu mua gấp 2- 3 lần so với các năm.

Vải thiều Lục Ngạn giá cao, mùa vải kết thúc sớm - Ảnh 4.

Đây được xem là lô vải cuối cùng xuất đi Trung Quốc.

Ông Cao Văn Hoàn lý giải năm nay vải thiều được giá, xuất khẩu lớn: "Thứ nhất, thị trường Trung Quốc sử dụng vải Lục Ngạn nhiều năm, dẫn đến thói quen ưu dùng hàng Việt; thứ 2, do số lượng khách hàng lớn; thứ 3, Trung Quốc không chỉ dùng hàng tươi mà họ còn chế biến thành các đồ uống, thức ăn, thậm chí làm gia vị…".

Bà Kim phấn khởi: “Đến giờ thương lái thu mua giá trên 50.000 đồng/kg, hôm qua mua đến 58.000 đồng/kg.

nay sản lượng người dân chỉ đạt 40 – 50%, nhưng được giá, so với được mùa thì vẫn cứ được. Năm nay người dân phấn khởi hơn mọi năm.

Bà con đầu tư kỹ thuật, chăm sóc tốt hơn nên qủa đều, đẹp, khách hàng rất ưng ý nên người bán rất nhanh, người mua cũng rất nhanh.

Năm nay bán nhanh hơn chục ngày so với mọi năm.

Giá năm nay gấp 3 lần so với mọi năm, như mọi năm mười mấy nghìn đầu vụ, rồi xuống 6 - 7.000 đồng cuối vụ”.

Vải thiều Lục Ngạn giá cao, mùa vải kết thúc sớm - Ảnh 6.

Đến thời điểm này, Lục Ngạn còn một số ít vải chín muộn ở khu vực Tân Sơn.

Tại cơ sở thu mua vải của chị Hoàng Kim Dung, công nhân đang tất bật đóng gói lô vải chín muộn Tân Sơn cuối cùng để xuất sang Trung Quốc. Từ đầu mùa, cơ sở chị Dung thu mua cho bà con với giá ổn định từ 45 – 58.000 đồng/kg.

Chị Dung chia sẻ: “Quả vải Việt Nam chất lượng hơn hẳn so với Trung Quốc, rất là ngon, mẫu mã rất đẹp, nên giá thành cao. Năm nay đối tác Trung Quốc mua cho người dân giá cao ai cũng phẩn khởi, mình cũng phấn khởi. Mọi năm người dân bán 1 - 2 triệu đồng/sọt, năm nay có nhà đỉnh đạt 20 triệu/sọt, còn 7 - 8 triệu/sọt là bình thường.

Vải năm nay các Cty bên Trung Quốc thu mua để đưa vào siêu thị. Từ đầu mùa tới giờ thu mua cho bà con giá rất cao, trung bình tại vườn cao điểm gần 60.000 đồng/kg”.


TRẦN HỒ - PHẠM HIẾU

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.