Ứng dụng Zoom rút khỏi thị trường Trung Quốc
Hôm 3/8, trên trang web của Zoom, công ty đã thông báo cho khách hàng ở Trung Quốc về những thay đổi từ ngày 23/8. Theo CNBC, người phát ngôn của Zoom đã xác nhận thông tin.
Trước đây mô hình tiếp cận thị trường của công ty ở Trung Quốc bao gồm cả các dịch vụ bán hàng trực tiếp, đăng kí trực tuyến và bán hàng thông qua các đối tác. Tuy nhiên, hai tháng trước, Zoom đã ngừng cung cấp dịch vụ đăng kí trực tuyến.
"Hiện tại chúng tôi đang chuyển sang mô hình chỉ dành cho đối tác với công nghệ Zoom tích hợp trong các dịch vụ của đối tác. Mô hình ấy sẽ cung cấp cho khách hàng sự hỗ trợ địa phương tốt hơn", Zoom cho biết.
Bên cạnh đó, người phát ngôn của Zoom cũng tiết lộ các tài khoản người dùng ở Trung Quốc đại lục vẫn có thể truy cập vào các cuộc họp trên ứng dụng Zoom với tư cách là người tham gia.
Các công ty như Bizconf Communications, Suirui Zhumu Video Conference và Systec Umeet là ba đối tác tại Trung Quốc mà Zoom khuyên khách hàng chọn. Khách hàng sẽ không thể mua dịch vụ trực tiếp từ Zoom, mà phải mua các sản phẩm sử dụng công nghệ của Zoom do bên thứ ba cung cấp.
Không ai biết lí do khiến Zoom rời khỏi thị trường Trung Quốc. Hồi tháng 5, Zoom đã thực hiện các điều chỉnh và chỉ cho phép khách hàng doanh nghiệp đăng kí. Các tài khoản miễn phí sẽ không được phép tổ chức các cuộc họp nhưng vẫn có thể tham gia các cuộc họp do những khách hàng doanh nghiệp đã đăng kí khởi xướng.
Zoom chỉ là một trong những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề vì mối quan hệ với Trung Quốc. Mới đây, công ty thừa nhận họ đã định tuyến nhầm một số cuộc họp thông qua các máy chủ ở Trung Quốc.
Hồi tháng 6, công ty đã phải đóng tài khoản của một nhà hoạt động xã hội đang tổ chức một sự kiện trên nền tảng hội nghị video để kỉ niệm cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Sau sự việc, Zoom tuyên bố sẽ không chấp nhận các yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc nhằm tác động tới những người bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Zoom là một công ty của Mỹ, do Eric Yuan - một người dân nhập cư từ Trung Quốc hiện đang là công dân Mỹ - sáng lập. Tuy nhiên, phần lớn nhóm phát triển của công ty sống ở Trung Quốc.
Mọi doanh nghiệp có nguồn gốc và yếu tố liên quan tới Trung Quốc đang nằm trong tầm ngắm của chính phủ Mỹ và các nhà lập pháp.
Ứng dụng mạng xã hội TikTok, thuộc sở hữu của công ty ByteDance tại Bắc Kinh, trong những tuần gần đây đã phải đối mặt với những cáo buộc từ Washington rằng họ đã đưa tất cả dữ liệu người dùng Mỹ và gửi lại cho chính phủ Trung Quốc. TikTok đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc.
Hôm 31/7, Tổng thống Donald Trump đã dọa cấm TikTok hoạt động tại Mỹ. Hiện nay ByteDance đang thảo luận với Microsoft về việc mua lại ứng dụng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/