|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Uẩn khúc mục đích sử dụng 4.700 tỷ đồng VNCB vay từ BIDV, mắt xích Công ty Hải Tiến

06:44 | 17/01/2018
Chia sẻ
Nhiều ngày xét xử vụ án Phạm Công Danh giai đoạn trôi qua vẫn chưa sáng tỏ được khoản tiền 4.700 tỷ đồng do VNCB vay từ BIDV để thực hiện tăng vốn điều lệ và chi trả các khoản khác của VNCB.
 
uan khuc muc dich su dung 4700 ty dong vncb vay tu bidv mat xich cong ty hai tien Đại diện CBBank: Số tiền 4.500 tỷ đã được sử dụng hết nhưng chưa rõ dùng như thế nào
uan khuc muc dich su dung 4700 ty dong vncb vay tu bidv mat xich cong ty hai tien Xét xử Phạm Công Danh chiều 13/1: Ai là người sử dụng số tiền 4.500 tỷ đồng?

Theo lời khai của ông Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB), phần lớn số tiền vay từ 4.700 tỷ đồng được VNCB dùng để tăng vốn điều lệ (4.500 tỷ đồng), còn lại được dùng để chăm sóc khách hàng.

Trong khi đó, lời khi từ ông Mai Hữu Khương - Thành viên HĐQT, Giám đốc khối kinh doanh VNCB lại cho hay, chỉ có 4.000 tỷ đồng được chuyển tăng vốn điều lệ cho VNCB; 623,528 tỷ đồng chuyển trả nợ Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hải Tiến; còn lại 76,472 tỷ đồng sử dụng trả lãi các khoản vay tại BIDV.

Sự xuất hiện của công ty Hải Tiến khiến mục đích sử dụng 4.700 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ của VNCB bị lệch lạc trong lời khai của hai bị cáo Mai và Khương.

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hải Tiến (mã số thuế 0800925406) thành lập vào ngày 23/8/2011 với người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Đình Cao. Công ty có trụ sở chính tại số 144 Nguyễn Lương Bằng, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Cổ đông sáng lập gồm ba cá nhân là Nguyễn Trung Dũng, Đặng Thị Minh Yến, Trịnh Thị Nhài. Tra cứu cho thấy đây không phải là công ty do Phạm Công Danh thành lập.

uan khuc muc dich su dung 4700 ty dong vncb vay tu bidv mat xich cong ty hai tien

Liên quan đến vụ án đang được xét xử, kết quả điều tra cho thấy, khoản tiền Phạm Công Danh trả nợ công ty Hải Tiến xuất phát từ khoản đầu tư ủy thác từ Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam – PVFC.

Cụ thể vào năm 2012, Công ty Hải Tiến và PVFC đã ký hợp đồng Ủy thác đầu tư số 02/PVFC-Hải Tiến.

Theo Hợp đồng, PVFC chỉ định Hải Tiến ký với Tập đoàn Thiên Thanh Hợp đồng hứa chuyển nhượng - hứa nhận chuyển nhượng đất số 01/2012/HĐCNQSDĐ ngày 4/4/2012 (Thiên Thanh sẽ chuyển nhượng lô đất số 01 rộng 20.205 m2 tại phường 15, quận 10, TP HCM).

Thỏa thuận theo hợp đồng, Công ty Hải Tiến đặt cọc tiền cho Thiên Thanh hơn 1.793,5 tỷ đồng (Hải Tiến chuyển trực tiếp và thông qua hai cá nhân là Đại Hoàng Phương, Toàn Tâm).

Tuy nhiên, sau đó do không chuyển nhượng nữa nên Thiên Thanh đã trả lại tiền cọc cho Hải Tiến, cụ thể như sau:

- 100 tỷ đồng chuyển vào tài khoản Công ty Hải Tiến vào ngày 29/10/2013 (nguồn tiền từ khoản vay TPBank chuyển vào tài khoản Thiên Thanh);

- 330 tỷ đồng được chuyển vào tài khoản bà Phạm Thị Tiến tại MaritimeBank, theo lời khai và kết luận điều tra, cáo trạng thì được chuyển trả cho Công ty Hải Tiến (nguồn tiền từ khoản vay tại BIDV);

- Hơn 293,5 tỷ đồng còn lại được chuyển vào tài khoản đồng sở hữu của hai cá nhân tên Nguyễn Thị Minh Sâm và Nguyễn Thị Thúy tại MaritimeBank, theo lời khai và kết luận điều tra, cáo trạng thì được chuyển trả cho Công ty Hải Tiến (nguồn tiền từ khoản vay tại BIDV).

Các cá nhân Tiến, Thúy, Sâm đều là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh. Tuy nhiên Công ty Hải Tiến lại không được mời tham gia tố tụng trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 này.

Trong cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao liên quan vụ án này, Công ty Hương Việt và Công ty Thành Thành Công đã chuyển 200 tỷ đồng (trong tổng số 900 tỷ đồng vay từ BIDV) đến ngân hàng MaritimeBank (MSB) chi nhánh Đống Đa. Ngày 5/6/2012, Phạm Công Danh chuyển 200 tỷ đồng này vào số tài khoản số 03101010246554 Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hải Tiến mở tại MSB.

Sáng 15/1, trả lời câu hỏi của luật sư về số tiền 4.500 tỷ đồng vay vốn từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CBBank), đại diện CBBank cho biết toàn bộ số tiền này đã được hoà vào dòng tiền chung.

Đồng thời vị đại diện này cũng khẳng định hiện tại số tiền trên đã được sử dụng hết trước ngày 5/3/2015 còn chính xác thời điểm nào sử dụng hết thì không thể xác định được. Được biết đây là thời điểm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố quyết định chuyển đổi VNCB sang mô hình ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (CBBank).

Thảo Nguyên