|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tỷ phú bất động sản vững ngôi giàu nhất Trung Quốc

20:18 | 13/10/2016
Chia sẻ
“Ông trùm” bất động sản Wang Jianlin tiếp tục giữ ngôi vị tỷ phú giàu nhất Trung Quốc - xếp hạng mới nhất từ tạp chí Hồ Nhuận cho thấy.

Theo báo cáo trên, ông Wang, Chủ tịch tập đoàn Dalian Wanda, là chủ nhân của khối tài sản ròng cá nhân 32,1 tỷ USD.

 4758

Với khối tài sản tăng 41% so với năm ngoái đạt mức 30,6 tỷ USD, nhà sáng lập “đế chế” thương mại điện tử Alibaba Jack Ma, là người giàu thứ nhì Trung Quốc.

Xếp hạng tỷ phú Trung Quốc thường niên của Hồ Nhuận được xem là một căn cứ để xác định xem các dòng tiền đang di chuyển như thế ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Sự giàu lên nhanh chóng của các tỷ phú Trung Quốc là nguyên nhân đằng sau làn sóng mua lại của các công ty Trung Quốc ở nước ngoài thời gian gần đây.

Ông Yao Zhenhua, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Baoneng, là tỷ phú Trung Quốc kiếm nhiều tiền nhất trong năm 2015. Tài sản của ông Yao tăng 820%, đạt mức 17,2 tỷ USD, đưa ông lên vị trí thứ tư trong xếp hạng của Hồ Nhuận.

Tỷ phú Yao hiện đang chạy đua nhằm thâu tóm công ty phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc China Vanke.

Nhà sáng lập tạp chí Hồ Nhuận, ông Rupert Hoogewerf, nói rằng ông Yao đại diện cho một thế hệ người giàu mới ở Trung Quốc. Đây là những người giàu lên từ thị trường tài chính, khác với những con đường làm giàu truyền thống ở nước này như thương mại và sản xuất.

“Đang có một hướng đi làm giàu mới ở nước này”, ông Hoogewerf nói với Reuters, nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần phải có sự điều chỉnh để thích nghi với sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế.

Theo ông Hoogewerf, ngày càng có nhiều người giàu Trung Quốc “sử dụng thị trường vốn để đầu tư tài chính”, giúp tài sản gia tăng.

Báo cáo của Hồ Nhuận cho biết, hiện có 594 tỷ phú USD ở Trung Quốc đại lục, nhiều hơn con số 535 tỷ phú ở Mỹ. Tuy nhiên, chưa tỷ phú Trung Quốc nào lọt vào top 20 người giàu nhất thế giới.

Tạp chí này cho rằng người giàu nhất Trung Quốc, ông Wang, hiện xếp thứ 26 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Diệp Vũ

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.