|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tỷ giá USD hôm nay 31/1: Tăng mạnh ở các ngân hàng và trên thị trường tự do

07:10 | 31/01/2020
Chia sẻ
Sáng nay (31/1), tỷ giá USD trong nước ghi nhận một loạt điều chỉnh tăng tại các ngân hàng và trên thị trường chợ đen trong bối cảnh tỷ giá USD quốc tế đang giảm do dịch bệnh gia tăng.

Tỷ giá USD trong nước tăng đáng kể

Xem thêm: Tỷ giá USD hôm nay 1/2

Hôm nay (31/1), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng mạnh tỷ giá trung tâm lên mức 23.196 VND/USD.

Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.500 - 23.892 VND/USD. Tỷ giá USD mua - bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN cũng tăng mạnh ở giá bán, ở mức 23.175 - 23.842 VND/USD.

Tỷ giá USD trong nước 31/1: Tăng mạnh ở các ngân hàng và trên thị trường tự do - Ảnh 1.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước ngày 31/1 (Nguồn: PV tổng hợp)

Giá USD trong nước sáng nay có sự điều chỉnh tăng đáng kể tại các ngân hàng. Tất cả các ngân hàng được khảo sát đều tăng mạnh từ 15 - 29 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với tỷ giá công bố trước đó. 

Hiện, giá mua USD tại các ngân hàng dao động từ 23.097 – 23.130 VND/USD, trong khi bán ra từ 23.240 – 23.275 VND/USD. Trong số được khảo sát, giá mua USD cao nhất và giá bán USD thấp nhất đều ở Eximbank.

Thị trường "chợ đen" sáng nay ghi nhận giá giao dịch USD ở mức 23.200 - 23.230 VND/USD, tăng lần lượt 20 ở giá mua và 30 đồng ở giá bán so với giá khảo sát cùng giờ hôm qua.

Tỷ giá USD hôm nay 31/1: Giảm trong bối cảnh kinh tế trái chiều và dịch bệnh gia tăng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tỷ giá USD thế giới giảm

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,13% xuống 97,688 điểm vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).

Tỷ giá euro so với USD đạt 1,1030. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,06% xuống 1,3085.

Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,06% xuống 108,89.

Tỷ giá USD đã giảm trong bối cảnh dữ liệu kinh tế trái chiều của Mỹ, đặc biệt sụt giảm so với bảng Anh sau khi Ngân hàng Anh quyết định giữ nguyên lãi suất.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, tổng sản phẩm trong nước tăng với tốc độ 2,1% trong quý IV năm ngoái, đúng như dự báo.

Tuy nhiên, báo cáo về nhập khẩu và doanh số bán hàng tư nhân cho thấy các ngành này chỉ tăng với tốc độ hàng năm là 1,4%, tốc độ chậm nhất trong 4 năm trở lại đây.

Nền kinh tế Mỹ đã được củng cố bởi dữ liệu chi tiêu mạnh mẽ của người tiêu dùng, bù đắp cho sự yếu kém trong các lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh và sản xuất.

Theo RBC, Đầu tư kinh doanh đã giảm xuống trong quí thứ 3 liên tiếp - chuỗi dài nhất kể từ năm 2009 - với lĩnh vực công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Nhưng chi tiêu tiêu dùng tăng với tốc độ 1,8% tương đối vững chắc (mặc dù đã giảm so với mức tăng 3,1% trong quí III) và tăng trưởng đầu tư khu dân cư đã tăng lên mức mạnh nhất trong 2 năm.

Về mặt lao động, các đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu đã giảm xuống mức 216.000, giảm ít hơn dự kiến của các nhà kinh tế là ở mức 215.000.

Đồng bạc xanh cũng chịu áp lực bởi đồng bảng Anh tăng vọt khi Ngân hàng Anh giữ lãi suất chuẩn ở mức 0,75%.

Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng vẫn có khả năng lãi suất sẽ hạ trong tương lai, do đó tình hình tích cực của dữ liệu kinh tế Anh đang mờ nhạt dần.

Trong khi đó, nhu cầu đầu tư an toàn vẫn tiếp tục hỗ trợ đồng yen Nhật và đồng franc Thụy Sĩ khi số người chết do dịch coronavirus tăng lên 170, làm dấy lên lo ngại về tác động tiềm tàng của căn bệnh này đối với sự tăng trưởng toàn cầu.

Nỗi lo về đại dịch gia tăng sau khi Trung tâm kiểm soát dịch bệnh báo cáo trường hợp lây nhiễm coronavirus từ người sang người đầu tiên ở Mỹ, theo Investing.

Dương Dương - Ngọc Huyền