|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 20 - 24/2: NĐT cá nhân đẩy mạnh mua ròng hơn 1.660 tỷ đồng khi VN-Index rung lắc mạnh, tâm điểm VHM, DXG

14:24 | 26/02/2023
Chia sẻ
Trong tuần vừa qua, NĐT cá nhân đẩy mạnh mua ròng 1.664 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 1.431 tỷ đồng.

VN-Index trải qua một tuần giao dịch biến động với biên độ dao động lớn, rung lắc trong các phiên. Nỗ lực phục hồi trong phiên đầu tuần đã bị xóa bỏ hoàn toàn bởi lực cung liên tục xuất hiện và gia tăng mạnh trong các phiên còn lại khiến VN-Index lùi về dưới vùng điểm 1.040.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index có phiên tăng mạnh đầu tuần với thanh khoản cải thiện đáng kể, giúp cho chỉ số chung tiệm cận khu vực 1.090. Tuy nhiên áp lực bán các phiên sau đó liên tục xuất hiện, đặc biệt ở nhóm bất động sản và nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc đã khiến VN-Index đảo chiều quay về vùng đáy cũ quanh 1.030.

Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.039,56, giảm 19,75 điểm, tương đương với 1,86% so với tuần trước. Thêm vào đó, trong tuần vừa qua, việc khối ngoại liên tục duy trì đà bán ròng với thanh khoản lớn cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước. Theo thống kê, NĐT ngoại đã xả ròng 1.424 tỷ trong tuần qua, tập trung vào VHM, DXG, DCM.

Trong khi đó, NĐT cá nhân đẩy mạnh mua ròng 1.664 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 1.431 tỷ đồng.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Dòng tiền cá nhân chủ yếu tìm đến nhóm bất động sản, hóa chất

Thống kê giao dịch theo nhóm ngành, cổ phiếu bất động sản nổi lên là nhóm được các NĐT cá nhân mua ròng nhiều nhất tuần qua với giá trị gần 624 tỷ đồng. Theo quan sát, nhóm địa ốc nằm trong số các nhóm ngành giảm mạnh nhất tuần với tỷ lệ mất giá là 2,74%.

Nối tiếp, cá nhân trong nước đổ 397 tỷ đồng gom cổ phiếu của các doanh nghiệp hóa chất trong bối cảnh ngành chỉ số giá ngành giảm 2,17%.

Hoạt động giải ngân theo sau tập trung ở các ngành dịch vụ tài chính (152 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (143 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (132 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (80 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (19 tỷ đồng), …

Theo thống kê của FiinTrade, cổ phiếu chứng khoán tuần qua có tỷ trọng giá trị giao dịch tăng lên 13,52% toàn thị trường, chỉ số giá ngành giảm 1,82% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này tiếp tục có lực bán ra. Tính từ đầu năm, cổ phiếu của các công ty chứng khoán chỉ giảm nhẹ 0,83% nhưng đây lại là nhóm giảm mạnh nhất thị trường trong vòng 1 năm trở lại đây.

Ở phía đối diện, do lực cầu của các NĐT cá nhân chiếm ưu thế trong tuần qua, không có ngành nào bị rút ròng trên trăm tỷ đồng. Nhóm bị bán ròng mạnh nhất là dầu khí với gần 41 tỷ đồng.

Danh mục rút vốn theo sau có những nhóm ngành như công nghệ thông tin, bán lẻ, bảo hiểm, du lịch & giải trí, truyền thông, y tế với giá trị thấp hơn.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

NĐT cá nhân tập trung xả STB, nhưng mua ròng mạnh nhất cổ phiếu “họ Vingroup”

Thống kê giao dịch theo từng mã, lực xả lớn nhất được ghi nhận tại đại diện STB của nhóm ngân hàng với 66,3 tỷ đồng. Giao dịch của các cá nhân trong nước gần như đối ứng với lực mua của tổ chức nội. Tương tự, loạt cổ phiếu ngân hàng cũng nằm trong Top bán ròng, bao gồm TCB, ACB, VIB với giá trị lần lượt là 45,2 tỷ đồng, 42,9 tỷ đồng và 28,4 tỷ đồng.

Đồng thuận với giao dịch nhóm cổ phiếu vua, NKG của Thép Nam Kim và MWG của Thế Giới Di Động cũng chịu lực xả ròng hơn 62,4 tỷ đồng và 33 tỷ đồng. Danh mục thoái vốn của cá nhân nội còn có sự góp mặt của các cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình như PC1 (31,5 tỷ đồng), FPT (29,8 tỷ đồng), PVD (28 tỷ đồng) và NVL (23,8 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VHM của Vinhomes vươn lên trở thành mã được mua ròng nhiều nhất trong tuần qua. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng nhiều nhất 166,3 tỷ đồng cổ phiếu VHM, trái ngược so với lực xả từ phía nhà đầu tư nước ngoài (243 tỷ đồng). Tuần qua, VHM với mức giảm 5% đã lấy đi 2,34 điểm của VN-Index.

Cùng chiều, hai cổ phiếu khác họ Vingroup là VIC và VRE cũng được gom ròng với quy mô 107 tỷ và 69,4 tỷ đồng. Mã DXG của Tập đoàn Đất Xanh cũng được mua ròng 155,7 tỷ đồng.

Tương tự loạt mã hóa chất cũng nằm trong Top gom ròng, bao gồm DPM, DCM, DGC với giá trị lần lượt 132 tỷ, 122,8 tỷ và 107,4 tỷ đồng. Theo quan sát, lực cầu nâng đỡ của nhà đầu tư cá nhân vẫn đối trọng chủ yếu với lực bán ra của nhà đầu tư nước ngoài.

Linh Chi

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.