Tư nhân và kỳ vọng đóng góp 65% GDP
Lô xe mới sắp về, đại lý tư nhân giảm giá Honda CR-V để cắt lỗ | |
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Rất cần tư nhân đầu tư vào nông nghiệp |
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI), dẫn tỷ lệ doanh nghiệp (DN) thành lập mới tăng 30% trong 2 tháng đầu năm, cho rằng vai trò của nhà nước rất quan trọng, nhưng động lực để phát triển kinh tế quốc gia chính là tư nhân.
“Chưa bao giờ vai trò của DN tư nhân được nói nhiều như thời gian gần đây, đặc biệt là một số cải cách đột phá cũng là thừa nhận tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân về mặt hình thức. Sự thay đổi về nhận thức cực kỳ quan trọng. Chưa bao giờ sự đồng thuận trong xã hội khi nói về vai trò của DN tư nhân lại trở nên mạnh mẽ như hiện nay. Sự công nhận và đánh giá của Chính phủ cũng như xã hội đối với DN tư nhân, những người làm giàu cho xã hội được đề cập đến một cách công tâm và sòng phẳng hơn. Thế nên, việc cải cách, cắt giảm các thủ tục từ bộ này bộ nọ cũng chỉ mới là bước đầu. Để kinh tế VN có nhiều hơn những con hổ đầu tàu kéo nền kinh tế đi lên, chúng ta phải đổi mới nhiều hơn nữa. Bỏ hoàn toàn sự phân biệt tư nhân và nhà nước, bỏ hoàn toàn những ưu ái chỉ có DN nhà nước có mà DN tư nhân lại không có được”, TS Lộc chia sẻ.
Ủng hộ kinh tế tư nhân, không ít ý kiến thậm chí còn đề nghị cần có chính sách ủng hộ “lợi ích nhóm” theo nghĩa tích cực, những thành tố này sẽ là đầu tàu để kéo nền kinh tế đi lên, như cách làm của các quốc gia phát triển châu Á khác trước đây. Một chuyên gia phát triển chiến lược DN khu vực châu Á cũng đề cập trong bối cảnh VN cần những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn để xây dựng VN thành con hổ châu Á. Bên cạnh đó, đừng ngại ngần khi đề cập đến khu vực kinh tế tư nhân là các DN nhỏ và siêu nhỏ. Bên cạnh luật hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa, theo chuyên gia, cũng nên có chính sách cho từng giai đoạn hỗ trợ những nhà “tài phiệt” để nền kinh tế phát triển nhanh mạnh.
Ông Lộc cho rằng điểm yếu của DN tư nhân VN là chưa được bộc lộ hết khả năng của mình chứ không phải quy mô lớn hay nhỏ. Bởi thực tế, khi hội nhập, trước sự cân đong đo đếm của thị trường, trước sự sàng lọc từ cạnh tranh, lúc đó, những “con hổ” đích thực mới xuất đầu lộ diện, bằng chứng là tỷ lệ người giàu VN đang tăng theo chiều hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, những Vinashin, Vinalines lấy tiền nhà nước và cũng chính là tiền của dân để thực hiện, giao vào tay những người điều hành không có tầm gây nên những cơn khủng hoảng, tiêu tan hàng nghìn tỉ của đất nước. Đó là sai lầm lớn trong phát triển kinh tế thị trường. Nói theo TS Khương Quang Đồng, câu chuyện nay đã hoàn toàn khác, một đồng của các tỉ phú VN như ông Vượng hay của ông Long, bà Thảo, ông Dương đều được cân nhắc và chi đúng người đúng việc.
Cái khác nhau cơ bản giữa lãnh đạo tư nhân và lãnh đạo DN nhà nước là tìm người giỏi làm cho mình hơn là tìm người chỉ cần trung thành để làm cho mình. Như vậy, khi có chính sách riêng, những người giàu sẽ biết tìm người giỏi để giàu hơn, tạo ra của cải nhiều hơn, từ đó tạo động lực lớn cho xã hội. Nội lực mạnh từ các thành phần tư nhân, kinh tế quốc gia đó sẽ vững mạnh.