Tự doanh mạnh tay xuống tiền gần 540 tỉ đồng phiên VN-Index giảm mạnh nhất 3 tháng gần đây
VN-Index có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ thời điểm cuối tháng 7
Áp lực bán diễn ra rộng khắp trên toàn thị trường, thể hiện qua việc có tới hơn 365 mã giảm điểm trong khi chỉ có 66 mã tăng điểm trên sàn HOSE.
Đà giảm diễn ra trên hầu hết các nhóm ngành, từ các nhóm cổ phiếu mang tính thị trường như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng cho tới hàng không, dầu khí, dệt may, khu công nghiệp…
Nhóm cổ phiếu VN30 kết phiên bằng một màu đỏ rực khi không có đến một cổ phiếu giữ được sắc xanh. Những điểm sáng lẻ loi trên thị trường thuộc về một số cổ phiếu midcap khi vẫn ngược dòng tăng điểm trong phiên hôm nay, nổi bật là PDR (2,8%), MPC (1,9%), NLG (0,4%).
Sự ồ ạt của dòng tiền bán ra trong phiên khiến thanh khoản trên sàn HOSE tiếp tục giữ mức cao. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 9.019 tỉ đồng, tương ứng với 456 triệu cổ phiếu được mua bán trong ngày hôm qua.
Khối tự doanh mạnh tay gom gần 540 tỉ đồng phiên giảm sâu
Thống kê giao dịch trong phiên VN-Index bay hơn 25 điểm, bộ phận tự doanh CTCK đẩy mạnh mua ròng gàn 540 tỉ đồng với khối lượng 12,7 triệu đơn vị.
Top10 cổ phiếu được khối tự doanh mua nhiều nhất, mã SGN bất ngờ dẫn đầu với giá trị 93 tỉ đồng. Theo sau đó, dòng vốn tự doanh đổ vào cổ phiếu HPG (76,3 tỉ đồng), TCB (71,4 tỉ đồng) và VNM (70,8 tỉ đồng).
Bên cạnh đó, khối tự doanh mua vào cổ phiếu VPB (67,3 tỉ đồng), VIC (49,8 tỉ đồng), VHM (48,3 tỉ đồng). Các mã còn lại trong top mua vào là FPT (34,3 tỉ đồng), MWG (34,3 tỉ đồng) và STB (32,5 tỉ đồng).
Top10 mã chịu áp lực bán ra, cổ phiếu HPG ghi nhận giá trị 44,7 tỉ đồng, kế đến là hai mã ngân hàng gồm VPB (28 tỉ đồng) và TCB (24,1 tỉ đồng). Khối tự doanh còn rút vốn khỏi VNM (22,8 tỉ đồng), VHM (17 tỉ đồng), MWG (15,7 tỉ đồng).
Mặt khác, chứng chỉ quĩ FUEVFVND ghi nhận giá trị bán 13,1 tỉ đồng, kế đến là DIG (12,8 tỉ đồng), VIC (11,3 tỉ đồng) và FPT (10,3 tỉ đồng).
Khối ngoại xả hơn 300 tỉ đồng mã MSN, mở rộng đà bán ròng toàn thị trường
Về giao dịch khối ngoại tiếp đà bán ròng gần 474 tỉ đồng phiên vừa qua, tăng hơn 4 lần so với phiên trước đó. Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 481,3 tỉ đồng với khối lượng 10,4 triệu đơn vị.
Trong đó, cổ phiếu MSN (Tập đoàn Masan) tiếp tục dẫn dầu phía bán ròng với giá trị 303,2 tỉ đồng. Kế đến là hai mã VRE (Vincom Retail) và HPG (Tập đoàn Hòa Phát) với giá trị lần lượt là 57 tỉ đồng và 55,8 tỉ đồng.
Dòng vốn ngoại trong phiên còn rút khỏi các cổ phiếu VIC (41,5 tỉ đồng), HDB (39,4 tỉ đồng), VNM (16,8 tỉ đồng) và BVH (12,5 tỉ đồng). Ngoài ra, các cổ phiếu khác ghi nhận giá trị bán ròng dưới 10 tủ đồng có PNJ (8,3 tỉ đồng), VJC (7,4 tỉ đồng) và NVL (6,6 tỉ đồng).
Diễn biến trái chiều, sàn HOSE không ghi nhận mã nào có giá trị mua ròng vượt 50 tỉ đồng. Theo đó, cổ phiếu HSG dẫn đầu top mua ròng với 34,3 tỉ đồng, kế đến là hai mã VHM và CTG với giá trị lần lượt là 19,1 tỉ đồng và 18,6 tỉ đồng.
Cùng chiều, khối ngoại gom thêm cổ phiếu SBT (17,2 tỉ đồng), chứng chỉ quĩ FUEVFVND (13 tỉ đồng) và DXG (10,1 tỉ đồng). Các mã cuối cùng lọt top mua ròng trong phiên là VPB (9,2 tỉ đồng), DCM (9,1 tỉ đồng), VHC (8,5 tỉ đồng) và VCI (7,3 tỉ đồng)
Trên HNX, khối ngoại bán ròng hơn 1,2 tỉ đồng với khối lượng 8.700 đơn vị. Về giá trị cụ thể, khối ngoại tập trung rút vốn khỏi cổ phiếu VCG (1,7 tỉ đồng), kế đến là DNP, NTP, IDC, TNG, SHS...
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu BAX dẫn đầu top mua ròng với giá trị 1,1 tỉ đồng, theo sau là các mã SHB, PLC, SD5...
Tại UPCoM, khối ngoại mua ròng với giá trị hơn 8,8 tỉ đồng nhưng bán ròng khối lượng 18.823 cổ phiếu. Khối này chủ yếu gom mã ACV với giá trị 4,4 tỉ đồng, theo sau là hai cổ phiếu NTC (2,3 tỉ đồng) và VTP (1,4 tỉ đồng). Mặt khác, NĐT nước ngoài còn tìm đến các mã VGI (1,2 tỉ đồng), SIP (1,2 tỉ đồng),...
Trái chiều, dòng vốn ngoại rút vốn khỏi cổ phiếu MSR (1,2 tỉ đồng). Bên cạnh đó, các cổ phiếu được mua ròng trong phiên còn có BSR, QNS, OIL...
Chứng khoán Tiên Phong đăng kí mua 5,1 triệu cổ phần TPBank
CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) vừa thông tin muốn mua 5,1 triệu cổ phần TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong thời gian từ ngày 2/11 đến ngày 1/12 theo phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận.
Nếu giao dịch thành công, tỉ lệ sở hữu của TPS tại TTPBank sẽ từ 0% nâng lên 0,58% và trở thành cổ đông mới của nhà băng này.