Trung Quốc thách thức Việt Nam khi phục hồi danh tiếng công xưởng của thế giới
Trung Quốc từng được xem là công xưởng của thế giới, và đã vượt qua Mỹ năm 2011 để trở thành quốc gia sản xuất hàng hóa lớn nhất. Theo báo cáo của công ty quản lý tư vấn thế giới McKinsey & Co, nhà xưởng sản xuất là ‘động cơ’ giúp tăng mức sống của Trung Quốc lên 2 lần so với GDP trong vòng 10 năm. Nhưng cũng trong năm 2011, Trung quốc bắt đầu phụ thuộc vào tiêu dùng nội địa và đầu tư nội địa vào các ngành dịch vụ và thân thiện với môi trường, đã tăng thêm 11 tỷ USD cho nền kinh tế.
Hiện tại Trung Quốc đang cố làm sống lại danh tiếng là nơi tốt nhất để đầu tư. Và hành động này đã gây áp lực cho Việt Nam, đối thủ chính của Trung Quốc về xuất khẩu hàng gia công.
Hình ảnh nhân công làm việc tại một nhà máy sản xuất Honda ở Vũ Hán, Trung Quốc. Nguồn: Forbes |
Báo cáo của một viện nghiên cứu đăng trên trang báo China Daily cho biết, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc sẽ tăng lên 15% trong năm nay từ 4,1% của năm ngoái. Bên cạnh đó, các chính sách để tạo ra các ngành mới cho vốn nước ngoài và đơn giản hóa các thủ tục đăng ký từ nước ngoài sẽ giúp tăng FDI.
Trung Quốc rất cần những nhân tố giúp bù đắp dòng vốn tháo chạy khỏi nước này, phần lớn bị mang đi bởi chính các công ty Trung Quốc không thể trụ được khi hoạt động trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt và nhiều hạn chế. Những dòng vốn chạy ra khỏi Trung Quốc đã tổn hại tới lãi suất tiền tệ. Dòng vốn tháo chạy khỏi nội địa năm 2015 của Trung Quốc vào khoảng 1000 tỷ USD, và dự đoán số liệu tương tự vào năm 2016. Bà Marie Diron, đồng giám đốc quản lý của công ty dịch vụ đầu tư Moody’s ở Singapore nói “dòng vốn tháo chạy lớn hơn dòng vốn chảy vào kéo theo việc tích trữ ngoại hối. Mặc dù kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn bao gồm cả dòng vốn tháo chạy của đầu tư trực tiếp đã tăng lên, chúng tôi nghĩ tình trạng này sẽ vẫn không thay đổi”.
China Daily cũng cho biết đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đạt 118 tỷ USD vào năm ngoái, ít hơn 2% GDP của Trung Quốc. Với cách tính đó, năm ngoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vượt qua Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia với 6% GDP. Theo Forbes, Việt Nam bùng nổ về các nhà máy chuyên về xuất khẩu đã thúc đẩy nền công nghiệp, tạo việc làm và tăng mức sống của người dân bằng việc tăng trưởng kinh tế gần 6% một năm.
Trước đó, chưa từng có cuộc cạnh tranh trực tiếp nào giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc vẫn luôn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hàng thập kỷ qua bằng nhân công bậc cao, giá đất rẻ (cho đến gần đây) và một thị trường tiêu thụ lớn. Trong khi, Việt Nam lựa chọn những loại hàng hóa giá trị thấp như may mặc và các bộ phận của ô tô, Trung Quốc chọn các nhà đầu tư như các nhà sản xuất PC. Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã hướng đến ngành điện tử.
Tuy nhiên, ông Scott Kennedy, giám đốc của trung tâm dự án về thương mại Trung Quốc và chính sách kinh tế ở Mỹ, nói rất nhiều các công ty nước ngoài vẫn còn thắc mắc rằng họ sẽ được chào đón như thế nào với những chính sách điều chỉnh để thu hút đầu tư vào nội địa của Trung Quốc. Ngoài ra, “theo các báo cáo của Phòng thương mại Mỹ, Trung Quốc, EU đều cho thấy các công ty vừa và nhỏ (MNCs) không cảm thấy được chào đón như trước, và một số công ty đã và đang lên kế hoạch để dời một số khoản đầu tư của họ ra khỏi Trung Quốc”.
Việt Nam, đất nước bắt đầu trở thành một trung tâm xuất khẩu từ những năm 1980, cũng đã trở thành một nơi đầu tư có thể chuyển đến.
Ông Oscar Mussons, nhà tư vấn thương mại quốc tế, cùng với công ty tư vấn Dezan Shira & Associates ở thành phố Hồ Chí Minh gợi ý việc Trung Quốc vận hành trở lại là nước công công nghiệp của thế giới, cũng có thể giúp Việt Nam trở thành một nơi phát triển đầu tư. Ông nói “những nhà xưởng công nghiệp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ đóng một vai trò nhỏ trong quy trình sản xuất, vì vậy Việt Nam vẫn còn rất nhiều khoảng trống để phát triển”.