|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc mua tài sản cao bất thường để... bán nợ nần

11:27 | 30/10/2016
Chia sẻ
Doanh nghiệp Trung Quốc mua tài sản cao bất thường trong các thương vụ M&A by Chinese nhằm thực hiện nhiệm vụ của Bắc Kinh bán nợ càng nhanh càng tốt. 

Mục tiêu của M&A là chuyển đổi sở hữu chủ cho DN mục tiêu và nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ là mua bán, chuyển nhượng tài sản và các thương vụ M&A by Chinese cũng trải qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó.

trung quoc mua tai san cao bat thuong de ban no nan

Trung Quốc thực hiện M&A by Chinese là mua tài sản - bán nợ nần.

Tuy nhiên trong những thương vụ M&A by Chinese các doanh nghiệp mục tiêu có giá trị lớn và mang tính đại chúng cao thì được ưu tiên. Trong k

hi kinh tế Trung Quốc đang giảm đà tăng trưởng, DN Trung Quốc đang khó khăn thì đây là sự bất thường.

Sự bất thường khi doanh nghiệp Trung Quốc luôn mua tài sản với giá cao hơn giá trị thực trong các thương vụ M&A

Qua nghiện cứu cho thấy giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu dường như không phải là điều lưu tâm của DN Trung Quốc, Thậm chí có

những trường hợp giá mua doanh nghiệp mục tiêu còn bị đẩy vượt xa giá trị thực của nó. Như vậy mục đích của M&A by Chinese dường như không hướng tới hiệu quả kinh doanh.

“Đối với giới quan sát và giới đầu tư quốc tế thì DN Trung Quốc đang trả giá quá cao trong các thương vụ M&A ở nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, miễn sao các ngân hàng trong nước và cổ đông bơm vốn thì các DN Trung Quốc luôn thực hiện được các M&A”, theo The Economist ngày 11/4.

Như vậy là khi tiến hành M&A các DN Trung Quốc đã đối mặt với thua lỗ, song những thương vụ M&A by Chinese đều được ngân hàng và chính phủ Trung Quốc hỗ trợ để thực hiện thành công.

Điều này có thể được lý giải, hoặc DN Trung Quốc đã có kế hoạch khả thi phát triển giá trị thương hiệu của DN mục tiêu sau M&A, hoặc DN Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của chính phủ qua các thương vụ M&A.

Kế hoạch phát triển thương hiệu chỉ là triển vọng, do vậy việc mua tài sản cao hơn giá trị thực trong điều kiện không bị cạnh tranh khiến các thương vụ M&A by Chinese được nhận diện là thực hiện nhiệm vụ của Bắc Kinh.

Doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện bán nợ nần qua những M&A

Khi đi sâu phân tích cho thấy dù thực hiện các thương vụ M&A với giá cao bất thường nhưng DN Trung Quốc lại không bị lỗ, thậm chí càng cao càng có lợi. Nguyên nhân chính là cơ cấu nợ công/GDP lên đến 249%, tức đòn cân nợ là 2,49.

Nhiệm vụ của các M&A by Chinese được nhận diện là bán nợ, thông qua việc làm thay đổi cơ cấu nợ hiện nay. Khi diễn ra việc mua tài sản – doanh nghiệp mục tiêu - thì cũng đồng thời diễn ra bước đầu tiên của việc bán nợ là làm thay đổi đòn cân nợ.

trung quoc mua tai san cao bat thuong de ban no nan

Trung Quốc bán được rất nhiều nợ qua thương vụ ChemChina M&A Syngenta với giá trị tới 46,7 tỷ USD. Ảnh : China US Focus

Và tài sản mua càng lớn thì nợ bán được càng nhiều. Xin lấy một ví dụ.

Theo S&P Global Market Intelligence, hệ số nợ của các DN mục tiêu trong các thương vụ M&A của người Trung Quốc ở nước ngoài trung bình ở mức 0,44.

Còn theo The Economist, hệ số nợ vay/vốn sở hữu chủ của DN Trung Quốc là 74%, tức hệ số nợ là 0,74.

Một DN X của Trung Quốc có tổng tài sản trị giá là Vx = 1,5 tỷ USD và một DN mục tiêu Y ở nước ngoài được định giá là Vy = 5 tỷ USD.

Nếu X thực hiện M&A với Y, khi đó hệ số nợ của DN sau thương vụ M&A by Chinese là: Rxy = (Vx x Rx + Vy x Ry)/(Vx + Vy) = (1,5 tỷ x 0,74 + 0,44 x 5 tỷ)/(1,5 tỷ + 5 tỷ).

Và Rxy = 0,509.

Nếu Y được định giá cao hơn giá trị thực 20% tức Vy = 6 tỷ USD, khi đó hệ số nợ của DN sau “M&A by Chinese” là: Rxy = (1,5 tỷ x 0,74 + 0,44 x 6 tỷ)/(1,5 tỷ + 6 tỷ).

Và Rxy = 0,500.

Vậy là từ chỗ nợ ngập đầu ngập cổ với hệ số nợ là 0,74 sau khi thực hiện M&A thì DN X chuyển thành DN XY với hệ số nợ chỉ còn là 0,509.

Nếu “mua được” đắt hơn 20% thì hệ số nợ chỉ con 0,5.

Theo Bloomberg, giá nhà đất giảm 30% khiến cho Trung Quốc đối mặt với khoản nợ xấu tới 615 tỷ USD và có thể gây ra một sự sụp đổ, Điều đó khiến áp lực “chuyển nợ ra nước ngoài” rất lớn và những M&A by Chinese được xem là công cụ hữu hiệu cứu nền kinh tế Trung Quốc khỏi khủng hoảng nợ công.

Như vậy, các thương vụ M&A by Chinese ở nước ngoài là nhằm “mua tài sản – bán nợ nần”.

Sau khi hoàn tất phi vụ thì không những nợ bán được mà DN Trung Quốc còn có thể vay vốn tiếp vì đòn cân nợ đã nằm ở mức an toàn.

Ngọc Việt