|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc đã đuổi kịp Mỹ về lượng vốn đầu tư mạo hiểm

20:36 | 16/10/2017
Chia sẻ
20 năm trước, GDP của Mỹ còn gấp 9 lần Trung Quốc, cón ngày nay thì tỷ lệ này đã được thu hẹp và còn khoảng 1,5 lần.
trung quoc da duoi kip my ve luong von dau tu mao hiem

Sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có một động lực rất lớn là sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu, cũng như mật độ sử dụng điện thoại di động dày đặc. Ngay cả với những người sống và làm việc ở Trung Quốc, không phải ai cũng nhận thức được ngành công nghệ nước này đang phát triển với tốc độ vũ bão như thế nào.

Trung Quốc là thị trường đầu tư mạo hiểm (VC) lớn thứ hai trên thế giới và đã chứng kiến ​​lượng vốn VC tăng gấp đôi trong 2 năm qua, được thúc đẩy bởi những tham vọng mang tính toàn cầu của chính phủ, giới doanh nhân lẫnnhà đầu tư.

Theo phân tích hồi tháng 8 của SVB dựa trên dữ liệu từ PitchBook và Zero2IPO, tổng vốn VC tại Trung Quốc trong năm 2016 đã vượt ngưỡng 50 tỷ USD, gần ngang bằng với Mỹ và gấp 10 lần so với năm 2007. Đáng chú ý hơn nữa, hầu hết dòng vốn VC của Trung Quốc hiện nay chủ yếu đến từ các nguồn trong nước.

trung quoc da duoi kip my ve luong von dau tu mao hiem

Tổng vốn VC được huy động tại Trung Quốc đã gần bằng Mỹ. Ảnh: VentureBeat

Tăng trưởng phi mã

Hoạt động VC tại Trung Quốc được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các quỹ đầu tư của chính phủ, lượng tiền mặt dồi dào của các tập đoàn, các cá nhân giàu có, và các doanh nhân muốn tái đầu tư sau làn sóng thành công đầu tiên của nền kinh tế Trung Quốc. Mặc dù quá trình chuyển đổi nền kinh tế sản xuất tại Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất, nhưng nguồn vốn và nhân lực của nước này đang trở nên ngang ngửa Mỹ, từ đó làm tăng tốc quá trình đổi mới trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế chia sẻ cho đến công nghệ học máy và trí thông minh nhân tạo.

Trong khi những công ty công nghệ lớn của Mỹ xuất hiện vào khoảng năm 1980 - 2000 (thời kỳ đỉnh cao của cuộc cách mạng máy tính cá nhân) và chủ yếu phục vụ khối doanh nghiệp, thì làn sóng đổi mới đầu tiên của Trung Quốc lại bắt đầu vào khoảng năm 2000, chủ yếu tập trung phục vụ tầng lớp tiêu dùng trung lưu đang nổi lên và phần lớn dành thời gian cho điện thoại di động.

Với sự xuất hiện của smartphone, những doanh nghiệp công nghệ tiên phong của Trung Quốc như Baidu, Alibaba và Tencent đã nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng của mình để cung cấp các dịch vụ đa dạng. Nhóm này tăng trưởng rất nhanh, chỉ cần 10 năm để đạt đến quy mô hàng chục tỷ USD. Điều này đã tạo ra những dòng vốn khổng lồ đầu tư vào các startup mới nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng người dùng smartphone tại Trung Quốc, và từ đó vươn ra toàn thế giới.

Ban đầu, các công ty công nghệ Trung Quốc còn đi sao chép các thành quả của người Mỹ, nhưng hiện nay điều đó đã thay đổi. Nhằm đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu trẻ tuổi khá giả tại đô thị, các công ty Trung Quốc đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới để phù hợp với thị hiếu của người dùng và văn hoá Trung Quốc. Công nghệ thanh toán di động cũng được Trung Quốc ứng dụng cực nhanh, với lợi thế đến từ lượng người dùng đông đảo nhất thế giới.

Trận chiến của những người khổng lồ

Gần như hiển nhiên là sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ cao tại Trung Quốc và sự bùng nổ dòng vốn đầu tư tại nước này đã dẫn đến việc đối đầu trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ. Trên đủ mọi lĩnh vực, từ ứng dụng nhắn tin trực tuyến cho đến công nghệ học máy, trí thông minh nhân tạo và xe tự lái, các tập đoàn Trung Quốc và Mỹ đang liên tục đi đầu tư và thâu tóm nhằm giành quyền kiểm soát các nền tảng mới của tương lai.

Đầu tư tiêu dùng vẫn là một lĩnh vực mà các công ty Mỹ và Trung Quốc đều muốn tập trung. Alibaba và Amazon đang đối đầu quyết liệt trong việc xây dựng các nền tảng thương mại điện tử với chất lượng dịch vụ cao nhất. Thông qua khoản đầu tư vào Grab, dịch vụ gọi xe Didi Chuxing đang đối đầu với Uber tại Đông Nam Á.

Việc huy động vốn VC của Trung Quốc gần như đã bắt kịp với Mỹ, đưa đà đổi mới của Trung Quốc lên tầm cao mới, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp và nhà đầu tư của nước này mở rộng tầm nhìn ra toàn cầu. 20 năm trước, GDP của Mỹ còn gấp 9 lần Trung Quốc, cón ngày nay thì tỷ lệ này đã được thu hẹp và còn khoảng 1,5 lần.

trung quoc da duoi kip my ve luong von dau tu mao hiem Đằng sau viện trợ của Trung Quốc

Phần lớn viện trợ của Bắc Kinh tập trung vào các dự án mang tính thương mại và cung cấp các khoản vay theo giá ...

Huy Khang