Từ đầu tháng 11 lại nay, các nhà máy đường ở Nghệ An đã đi vào hoạt động. Nhưng giá thu mua mía giảm mạnh, tốc độ thu mua chậm chạp, kéo dài, mía ra hoa nhiều gây thất thiệt lớn cho nông dân.
Trong những ngày qua, người dân trồng mía ở huyện Mỹ Tú bước vào vụ thu hoạch mía; tuy nhiên, ngay từ đầu vụ người dân đã lao đao vì giá mía xuống thấp; đồng thời, giá thuê nhân công cũng có xu hướng tăng cao hơn so với mọi năm.
Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững, toàn ngành mía đường phải có sự chuyển đổi. Tuy nhiên điều này không dễ thực hiện, nhất là trong bối cảnh ngành đường Thái Lan có sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ của họ.
Chính sách thuế 5% nhập khẩu với mặt hàng đường đến hết năm 2019 theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày đầu năm 2018 đang là nỗi ám ảnh lớn của ngành mía đường Việt Nam khi gặp khó từ ngoài vào trong. Dấu hiệu kém khả quan của ngành mía đường Việt trong giai đoạn 2018 - 2019 là điều đã được dự báo trước.
Giá đường thấp, tiêu thụ chậm, giá mía nguyên liệu thấp, đường nhập lậu tràn lan, vùng nguyên liệu mía đang “teo” dần… là những khó khăn đang bủa vây cả nhà nông trồng mía và doanh nghiệp sản xuất.
Ông Nguyễn Thế Tự, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), cho biết Công ty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) và Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát vừa ký hợp đồng bao tiêu 80% diện tích trong số 7.504ha mía niên vụ 2017-2018 cho nông dân tại địa phương.