|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Triều Tiên muốn gì từ cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin?

15:08 | 25/04/2019
Chia sẻ
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có mặt tại bàn đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tìm kiếm một đồng minh vào ngày 25/4.
Triều Tiên muốn gì từ cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin? - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã ngồi vào bàn đàm phán cùng Tổng thống Nga Putin.

Cuộc gặp mặt giữa hai nhà lãnh đạo này diễn ra sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội lâm vào bế tắc vì vấn đề phi hạt nhân hóa và gỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Bloomberg đã tổng hợp lại những lợi ích mà ông Kim muốn đạt được trong cuộc gặp mặt với ông Putin.

Huyết mạch ngoại giao

Cả ông Kim và ông Putin đều có lí do để tổ chức cuộc hội đàm lần này. Về phía Bình Nhưỡng, ông Kim muốn bảo vệ hồ sơ ngoại giao mà ông cất công gây dựng trong những chuyến công du nước ngoài vào năm 2018 và chứng minh với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông có đồng minh khác, bên cạnh Trung Quốc.

Đối với điện Kremlin, cuộc gặp mặt này là cơ hội để cho thấy Nga vẫn là một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu, khi hiện tại Mỹ và Trung Quốc đang vượt trội.

"Đối với ông Putin, việc tham gia vào cuộc chơi toàn cầu là điều quan trọng", ông Georgy Toloraya, người đứng đầu Trung tâm Chiến lược châu Á tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho hay. "Nhờ vào vấn đề Triều Tiên, mối quan hệ Mỹ - Nga mới có chuyển biến tích cực".

Gỡ bỏ lệnh trừng phạt       

Nga phần lớn theo Trung Quốc về vấn đề lệnh trừng phạt dành cho Triều Tiên, cùng Trung Quốc củng cố các hình phạt của Liên Hợp Quốc khi ông Kim thử vũ khí hủy diệt hàng loạt và kêu gọi gỡ bỏ trừng phạt sau khi Triều Tiên ngừng hoạt động này.

Qua hai cuộc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần lượt vào tháng 6/2018 và tháng 2/2019, Triều Tiên vẫn đang khao khát được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt để thúc đẩy nền kinh tế.

Ngừng trục xuất người lao động Triều Tiên

Triều Tiên đã gửi hàng chục nghìn người lao động đến làm việc tại các nước như Nga và Trung Quốc, nhờ đó thu về hơn 500 triệu USD mỗi năm - tương đương 1,5% nền kinh tế đất nước.

Triều Tiên muốn Nga cho phép người lao động nước này được ở lại làm việc, nhà lập pháp Nga Fedot Tumusov nói với hãng tin Interfax sau khi trở về từ Bình Nhưỡng.

Các khu vực thưa thớt dân cứ ở Viễn Đông Nga phát triển phụ thuộc vào công nhân của những ngành công nghiệp như gỗ và xây dựng. Do đó, tình hình này có thể khiến giới chức trách Nga nhìn nhận vấn đề theo hướng khác vì các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên yêu cầu người lao động nước này phải rời khỏi Nga vào cuối năm nay.

Liên kết giao thông

Sau nhiều thập kỉ hứng chịu lệnh trừng phạt, kinh tế đình trệ và chi tiêu quân sự vượt mức đã khiến cơ sơ hạ tầng của Triều Tiên rơi vào tình trạng tồi tệ. Và Nga, nước có chung đường biên giới dài 17 km với Triều Tiên, muốn hệ thống giao thông được cải thiện để có thể tiếp cận thị trường Triều Tiên và Hàn Quốc.

Ông Kim đã tìm cách cải thiện hệ thống đường sắt của Triều Tiên - vốn dùng để vận chuyển hàng hóa của Hàn Quốc đến Trung Quốc và châu Âu cũng như cho phép Triều Tiên tiếp cận sâu vào nguồn khoáng sản ước tính trị giá 6.000 tỉ USD, theo tính toán của Viện Tài nguyên Triều Tiên tại Seoul năm 2013.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi tháng 12/2018 cho biết Moscow muốn hợp tác với hai miền Triều Tiên để nâng cấp hệ thống đường sắt của hai nước này.

Trao đổi hàng hóa

Khi thương mại giữa Triều Tiên và Nga giảm hơn 56% vào năm 2018, hai nước này đang nghiên cứu một cơ chế để kích thích thương mại mà không vi phạm lệnh trừng phạt, tờ Kommersant đưa tin hôm 23/4.

Triều Tiên và Nga sẽ vận chuyển hàng hóa cho nhau mà không gây ảnh hưởng đến lệnh trừng phạt và tránh rủi ro tài chính bằng cách không sử dụng tiền, thay vào đó, bằng cách trao đổi hàng hóa.

Ông Ushakov, trợ lí của điện Kremlin, đã từ chối bình luận về khả năng đó.

"Nga có thể đồng ý bán cho Triều Tiên nhiều hàng hóa mà các công ty phương Tây e sợ", ông Andrei Lankov, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul, cho hay. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Nam Thi

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.