|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trái cây Nhật càng đắt càng hút khách

20:20 | 04/11/2018
Chia sẻ
Trái cây Nhật giá đắt đỏ bậc nhất thế giới nhưng vẫn bán chạy tại Việt Nam.

Do quá trình đàm phán xuất nhập khẩu trái cây tươi rất phức tạp và kéo dài nên về chính ngạch, trái cây Nhật tại Việt Nam hiện chỉ có táo và lê. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều loại trái cây Nhật đã có mặt tại Việt Nam bằng đường "xách tay" với giá rất cao nhưng vẫn có khách hàng sẵn lòng bỏ hàng triệu đồng để mua.

Phải đặt hàng trước

Chị T.M.N, chủ một cửa hàng trái cây trên đường Trương Quyền (quận 3, TP HCM), cho biết vì trái cây Nhật giá trị cao nên không có sẵn mà chỉ lấy về theo yêu cầu của khách. "Gần đây, người tiêu dùng rất chuộng trái cây ngoại, đặc biệt là của Nhật. Những loại càng hiếm, càng đắt đỏ thì giới nhà giàu càng thích dùng. Như nho, trên thị trường có rất nhiều loại với giá bán từ 100.000 - 250.000 đồng/kg ăn rất ngon nhưng một số khách vẫn muốn mua nho mẫu đơn Nhật với giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg để ăn thử" - chị N. nhận xét.

Theo bà Phan Kim Ngân, Giám đốc bán hàng chuỗi cửa hàng US Mart (TP HCM), ở phân khúc hàng trái cây tươi cao cấp, hàng Nhật luôn cao giá nhất. "Vài tuần trước, cửa hàng tôi nhập táo Sekachi Nhật về bán với giá 200.000 - 300.000 đồng/quả (gần 500.000 đồng/kg - PV) vẫn có rất nhiều người mua. Đây là giống táo cao cấp của Nhật, nguồn hàng sạch, không có hóa chất và rất ngon, quả to, mùi thơm, giòn, vị đậm đà. Ngoài mua để ăn, khách còn mua để biếu, tặng" - bà Ngân chia sẻ.

trai cay nhat cang dat cang hut khach
Khá nhiều cửa hàng trái cây, website rao bán trái cây Nhật với giá rất cao

Theo khảo sát của phóng viên, thị trường có rất nhiều loại trái cây tươi Nhật được các cửa hàng cũng như một vài người xách tay về bán trên mạng như: dâu, cherry, nho mẫu đơn…, có cả những mặt hàng Việt Nam trồng được và giá rẻ như: dưa hấu, dưa lưới, xoài,…

Trên website của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu V. (đường Trương Định, quận 3), dâu tây Nhật có giá đến 3,5 triệu đồng/kg (dâu bạch tuyết), nho mẫu đơn Shine Muscat giá 1,25 triệu đồng/kg, hồng giòn 480.000 đồng/kg. Công ty này quảng cáo loại xoài đỏ Nhật có giá gần 1,7 triệu đồng/quả (mỗi quả 0,35-0,4 kg) và dưa hấu đỏ của Nhật 430.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với trái cây cùng loại ở Việt Nam. Do hàng có giá trị cao nên khách mua phải đặt trước vài ngày, chỉ một số cửa hàng trái cây cao cấp mới lấy thêm một lượng hạn chế để phục vụ khách vãng lai.

Bài học cho trái cây Việt

Sự ưa chuộng của người tiêu dùng Việt đối với trái cây Nhật không chỉ dừng lại ở số lượng nhỏ lẻ mà đã đạt đến quy mô hấp dẫn nhà xuất khẩu Nhật. Trong chuyến công tác Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua, ông Tetsuichiro Tomihari, Giám đốc bộ phận triển lãm - Hiệp hội Siêu thị Nhật (NSA), khẳng định doanh nghiệp Nhật xem Việt Nam là thị trường tiềm năng để xuất bán các loại trái cây tươi, đặc biệt là táo.

Trao đổi với phóng viên, PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi (chuyên gia kinh tế, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen) cho rằng hiện tượng người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi tiền gấp 5, thậm chí 10 lần, để mua trái cây Nhật không khó giải thích. Với người giàu, số tiền đó không đáng kể, vấn đề là khi mua trái cây Nhật, họ có niềm tin chắc chắn là thực phẩm an toàn, chất lượng cao. Trong khi trái cây Việt Nam chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

"Tôi cho rằng người trồng Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi thói quen canh tác theo hướng có trách nhiệm với người tiêu dùng, nhà nước cần tăng cường giám sát để bảo đảm trái cây an toàn. Khi đó thì hàng ngoại sẽ không còn hút như hiện nay" - PGS-TS Ngãi nhìn nhận.

TS Đỗ Việt Hà - chuyên gia về thực phẩm, nông nghiệp - nhận định Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển thương hiệu trái cây như Nhật. "Người Nhật không phát triển sản phẩm đại trà mà trọng về chất lượng, mỗi sản phẩm đều là kết hợp thổ nhưỡng địa phương, tri thức bản địa và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới. Việt Nam có những vùng đất cho ra quả ngon như bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (Bến Tre), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang),… nếu biết phát huy như nông dân Nhật, có thể tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh không nơi nào có được" - TS Hà nhấn mạnh.

Mua ăn thử

Ghi nhận tại Trung tâm Mua sắm AEON Tân Phú Celadon (TP HCM), trái cây tươi xuất xứ Nhật hiện chỉ có lê Nijiseiki từ Fukushima với giá bán lẻ 199.000 đồng/kg. Ngoài ra, tại đây còn có bán lê nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nam Phi với giá thấp hơn vài lần. Do vậy, một số người tiêu dùng chỉ chọn 1-2 quả lê Nhật để ăn thử. Chị Nguyễn Thị Huệ (ngụ quận Tân Phú) giải thích dù rất muốn mua hàng Nhật nhưng vì giá cao nên chỉ ưu tiên cho con ăn, chọn loại rẻ cho những thành viên khác trong gia đình.

Xem thêm

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bài và ảnh: Ngọc Ánh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.