|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

TPHCM kêu gọi đầu tư hàng trăm dự án giai đoạn 2017-2020

11:27 | 13/06/2017
Chia sẻ
Trước áp lực về dân số tăng cao, bố trí dân cư chưa hợp lý, kẹt xe, ngập nước, quả tải bệnh viện, giáo dục..., TPHCM đang có nhu cầu vốn đầu tư các dự án hạ tầng đô thị khoảng hơn 300.000 tỉ đồng nhưng khả năng cân đối từ ngân sách chỉ xấp xỉ trên 50%, buộc thành phố phải đẩy mạnh xã hội hóa kêu gọi đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế.
tphcm keu goi dau tu hang tram du an giai doan 2017 2020 TPHCM: 8.432 hộ bị ngập vì các dự án môi trường, nâng đường
tphcm keu goi dau tu hang tram du an giai doan 2017 2020 TPHCM cần thêm cơ chế tài chính để phát triển hạ tầng
tphcm keu goi dau tu hang tram du an giai doan 2017 2020
Một cống ngăn triều trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, quận 1, TPHCM đang được xây dựng - Ảnh: Văn Nam

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, cho biết từ nay đến năm 2020 thành phố cần khoảng 300.000 tỉ đồng cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, trong đó thành phố chỉ có khả năng cân đối được 164.000 tỉ đồng, còn lại hơn 128.700 tỉ đồng cần phải huy động thêm.

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TPHCM, thành phố là đô thị đặc biệt và là đầu tàu kinh tế của cả nước và khu vực vốn đang chịu áp lực về dân số tăng cao (nếu tính cả người nhập cư thì thành phố đang có khoảng 13 triệu dân) với đặc thù dân cư bố trí rất không phù hợp.

Chẳng hạn về diện tích, hiện huyện Cần Giờ chiếm 1/4, huyện Củ Chi chiếm 1/3 diện tích thành phố nhưng hai huyện này chỉ có khoảng hơn 1 triệu dân, còn lại 12 triệu dân tập trung ở các quận huyện khác tạo áp lực rất lớn về hạ tầng đô thị về cấp thoát nước, kẹt xe, y tế, giáo dục…

Áp lực về bệnh viện, trường học, giáo viên tại thành phố cũng rất lớn. Chưa kể, với số lượng viên chức 108.000 người, công chức trên 11.000 người, áp lực chi trả từ nguồn ngân sách cũng rất lớn, theo ông Tuyến.

Về cơ chế tài chính, trung ương yêu cầu thành phố phải đẩy mạnh tự chủ tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, tính toán tổ chức lại bộ máy hành chính để hiệu quả hơn, tránh tạo nhiều tầng lớp, trùng lắp.

“Yêu cầu chung là thành phố phải đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, xã hội hóa đầu tư mới đáp ứng yêu cầu phát triển”, ông Tuyến nói tại cuộc họp với các sở ngành sáng nay (13-6) về xã hội hóa kêu gọi đầu tư tại thành phố giai đoạn 2017-2020.

Theo kế hoạch thu hút đầu tư được Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất trong cuộc họp sáng nay, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ kêu gọi đầu tư theo hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP) là 54 dự án (đã được thành phố thông qua chủ trương sử dụng ngân sách thành phố) có khả năng chuyển đổi sang hình thức PPP với tổng vốn đầu tư khoảng 18.476 tỉ đồng.

Ngoài ra, thành phố sẽ đẩy mạnh thực hiện 105 dự án theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư 334.640 tỉ đồng và triển khai kêu gọi nghiên cứu đầu tư 98 dự án khác theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư 128.860 tỉ đồng cho những năm tiếp theo.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, thành phố sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ nguồn xã hội hóa phù hợp với yêu cầu phát triển từng lĩnh vực, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế và doanh nghiệp đầu tư; thu hút mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên các lĩnh vực như xây dựng nhà ở xã hội, tái định cư, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông về giao thông, giảm ngập, môi trường, cấp nước…

Hiện dự thảo kế hoạch đẩy mạnh xã hội hóa kêu gọi đầu tư hàng loạt dự án nói trên đang được các sở ngành góp ý để UBND thành phố sớm ban hành trong thời gian tới.

Văn Nam