TPHCM điểm danh 28 dự án 'chiếm' đất lúa từ 10ha trở lên
Theo Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, trước đây UBND TP.HCM đã trình Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016 - 2020. Theo Nghị quyết 80 của Chính phủ ngày 19/6/2018 thì TP.HCM được chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp các loại. Việc chuyển đổi này nhằm phục vụ phát triển cơ cấu kinh tế, xã hội TP.HCM.
Tiếp sau đó, HĐND TP.HCM đã ban hành tờ trình Nghị quyết về thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa ở TP.HCM. Theo đó, chấp thuận 31 dự án chuyển mục đích sử dụng từ 10ha đất trồng lúa trở lên với tổng diện tích hơn 1.893 ha; 3 dự án chuyển mục đích sử dụng dưới 10ha đất trồng lúa với tổng diện tích 9,36 ha; 1 dự án có diện tích thu hồi đất là 22,8 ha.
Dự án Bình Qưới bán đảo Thanh Đa quận Bình Thạnh cũng được thu hồi
Ngoài ra, chấp thuận điều chỉnh diện tích đất thu hồi tại 18 dự án (tại quận 2, 6, 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Bình Chánh), điều chỉnh ranh giới thu hồi đất với tổng diện tích thu hồi hơn 247 ha…
Cụ thể: Có đến 8 khu dân cư chiếm đến 329,00 ha đất lúa: “Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2; chủ đầu tư là Công ty CP Thạnh Mỹ Lợi; diện tích 136,01ha, trong đó 84,59ha đất lúa). Khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật (tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2; đang kêu gọi chủ đầu tư; diện tích 80,09ha, trong đó 43,53ha đất lúa). Khu dân cư Khu E (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 61,03ha, trong đó 30ha đất lúa). Khu dân cư Hoàn Cầu (tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi; đang lựa chọn chủ đầu tư; diện tích 67ha, trong đó 48ha đất lúa). Khu dân cư tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn; diện tích 17,15ha, trong đó 14,78ha đất lúa). Dự án Khu dân cư Phong Phú tại Khu chức năng số 15 - Đô thị mới Nam TP (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hiệp Quế; diện tích 34,5ha, trong đó 25,41ha đất lúa). Khu dân cư Bắc Phước Kiển (tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty CP Quốc Cường Gia Lai; diện tích 91,69ha, trong đó 60,3ha đất lúa). Khu dân cư Hiệp Phước 2 thuộc Khu đô thị Cảng Hiệp Phước (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 29,4ha, trong đó 22,47ha đất lúa).
Dự án của Quốc Cường Gia Lai ở huyện Nhà Bè
Ngoài ra còn 20 dự án khác cũng chiếm đến 132,162 ha đất lúa như: Khu cảng hạ lưu Hiệp Phước (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 384,71ha, trong đó 268,13ha đất lúa). Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (tại phường 28, quận Bình Thạnh; chủ đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco; diện tích 426,93ha, trong đó 167,85ha đất lúa). Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng khu vành đai cây xanh cách ly (tại các xã Đa Phước - Phong Phú, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Ban Quản lý Khu liên hợp xử lý chất thải TP; diện tích 268,79ha, trong đó 159,71ha đất lúa). Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vành đai cây xanh cách ly (giai đoạn 2) (tại xã Thái Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi; chủ đầu tư là Ban quản lý Khu liên hợp xử lý chất thải TP; diện tích 197,19ha, trong đó 45,37ha đất lúa). Dự án xây dựng bến thủy nội địa và trồng cây xanh cách ly (tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam - VWS; diện tích 39,6ha, trong đó 29,2ha đất lúa). Khu công viên đa năng Park City (tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty CP Park City; diện tích 49,47ha, trong đó 28,81ha đất lúa). Bến xe Miền Tây (thuộc một phần khu E do Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC làm chủ đầu tư dự án bồi thường) (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Tổng Công ty Cơ khí giao thông Sài Gòn TNHH MTV; diện tích 20ha, trong đó 11,38ha đất lúa). Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 3 (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 392,89ha, trong đó 299,64ha đất lúa).
Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi ở quận 2
Khu đô thị Đại học Quốc tế (tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn; chủ đầu tư là Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam; diện tích 880ha, trong đó 100,81ha đất lúa). Depot tuyến số 5 Đa Phước (tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh; diện tích 31,68ha, trong đó 20ha đất lúa). Cụm công nghiệp Bàu Trăn (giai đoạn 1) (tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi; chủ đầu tư là Công ty TNHH sản xuất và thương mại Khánh Thuận; diện tích 50ha, trong đó 48ha đất lúa). Trường Đại học Công nghiệp TP HCM (tại Tân Chánh Hiệp, quận 12; chủ đầu tư là Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM; diện tích 25,97ha, trong đó 21,58ha đất lúa). Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất tại xã Phước Lộc để thanh toán Hợp đồng BT Cầu Cần Giờ (tại xã Nhơn Đức và xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM; diện tích 89,61ha, trong đó 44ha đất lúa). Xây dựng các đơn vị Bộ Tư lệnh TP (tại Long Phước, quận 9; chủ đầu tư là Bộ Tư lệnh TP; diện tích 55 ha, trong đó 13 ha đất lúa). Quỹ đất BT dự án cầu đường Bình Tiên (tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP HCM; diện tích 22,8ha, trong đó 100% là đất lúa). Khu nhà ở cán bộ, chiến sỹ Bộ Công an (nhà ở xã hội) (tại Bình Trưng Đông, Cát Lái, quận 2; chủ đầu tư là Công ty CP Kinh doanh địa ốc Him Lam; diện tích 26,44ha, trong đó 20,58ha đất lúa). Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất tại xã Nhơn Đức để thanh toán Hợp đồng BT Cầu Cần Giờ (tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP HCM; diện tích 20,24ha, trong đó 10,73ha đất lúa). Khu công viên, thể dục thể thao - khu số 19 (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; đang lựa chọn chủ đầu tư; diện tích 14,2ha, trong đó 11ha đất lúa). Khu tái định cư 10 ha Tân Kiên (tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh; diện tích 11,83ha, trong đó 11,03ha đất lúa).
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho thành phố Hồ Chí Minh chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ. Nếu đem đấu giá 26.000ha đất này sẽ thu về 1,5 triệu tỷ đồng. Đây là nguồn lực to lớn, tạo nguồn vốn cho thành phố phát triển… Còn theo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM đã được Quốc hội thông qua, về quản lý đất đai, Hội đồng nhân dân TPHCM được quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch. |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/