TP HCM vẫn ì ạch trong chương trình đột phá giao thông, chỉnh trang đô thị
TP HCM biến thành sông sau trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 9 |
TP HCM thành sông sau trận mưa lớn
Báo cáo của UBND TP HCM về tiến độ của 7 chương trình đột phá tới thời điểm này cho thấy, Chương trình giảm ngập nước tới nay vẫn đang triển khai thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vị trí thường xuyên bị ngập.
Tính đến 9 tháng đầu năm 2018, Thành phố đã triển khai nạo vét 569.639 m lòng cống thoát nước (đạt 98,67% so với kế hoạch năm 2018), duy tu nạo vét 83 tuyến (17.644m) kênh rạch và cửa xả, sửa chữa 2.521 hầm ga, thay 955m cống bị xuống cấp có khả năng sụp, mở rộng 1.972 miệng thu nước và thay 4.065 nắp hầm ga, nạo vét 15.787 hầm ga, nạo vét 66.524 máng của hầm ga thu nước, nâng 1.057 khuôn hầm ga, thay 3.292 khuôn hầm ga, sửa chữa máng lưỡi của hầm ga 2.099 cái...
Từ đầu năm đến nay, tiếp nhận thêm 16 tuyến cống với chiều dài 41 km đạt 64,43% so với kế hoạch 200km cống, đã phát huy tác dụng, tăng năng lực thoát nước.
Trong thời gian chưa hoàn thành các dự án, công trình trọng điểm, Thành phố đã tập trung đầu mối về tổ chức, bộ máy để thực hiện công tác quản lý, duy tu hạ tầng thoát nước đô thị có trọng tâm trọng điểm, kịp thời thực hiện các công trình cấp bách trong việc kết nối, mở hướng thoát nước, tăng khả năng thu nước cục bộ…
Tiếp tục vận hành 1.077 van ngăn triều, 26 trạm bơm với 56 máy bơm cố định và di động (công suất từ 168m3/h đến 84.000 m3/h, tổng công suất 302.880 m3/giờ) cùng với việc vận hành đồng bộ 05 cống kiểm soát triều lớn (Bình Triệu, Bình Lợi, Rạch Lăng, Rạch Nhảy – Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, vận hành trạm bơm có công suất 26.000 - 96.000 m3/h tại đường Nguyễn Hữu Cảnh để hỗ trợ chống ngập).
Công tác xử lý các trường hợp lấn chiếm hệ thống thoát nước vẫn còn tương đối chậm, làm tăng áp lực thoát nước lên hệ thống thoát nước thành phố vốn chưa đáp ứng nhu cầu thoát nước của thành phố, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Tính đến tháng 9 năm 2018, trên địa bàn Thành phố còn 23 vị trí ảnh hưởng do thi công dự án (trong 9 tháng đã xử lý được 3 vị trí).
Còn 67 vị trí kênh rạch bị lấn chiếm (trong kỳ đã xử lý được 28 vị trí). Còn 84 vị trí tuyến cống bị lấn chiếm (trong kỳ đã xử lý được 08 vị trí). Còn 76 vị trí bị lấn chiếm hầm ga (trong kỳ đã xử lý được 12 vị trí). Còn 50 vị trí bị lấn chiếm cửa xả (trong kỳ đã xử lý được 9 vị trí).
Ngoài ra, TP HCM đã khởi công dự án giải quyết ngập do triều khu vực có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT), dự kiến hoàn thành năm 2018. Sau khi hoàn thành sẽ giải quyết tình trạng ngập 04/09 tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn.
Cuối năm 2017, Thành phố đã khởi công dự án bờ tả sông Sài Gòn (đoạn còn lại từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm), sau khi hoàn thành sẽ giải quyết tình trạng ngập 01/09 tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng.
Tuy nhiên, cơn mưa lớn do ảnh hưởng cơn bão số 9 diễn ra ngày 23 và 24/11 vừa qua đã làm cho TP HCM ngập nặng ở hầu hết các quận, các tuyến đường và tới nhiều ngày nước ngập vẫn không thể thoát.
Cải tạo nhà chung cư cũ còn chậm
Đối với Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, TP HCM đã tổ chức thành công Hội nghị mời gọi đầu tư thực hiện các dự án cải tạo, di dời nhà ven và trên kênh, rạch, chỉnh trang đô thị TP HCM; đang xem xét Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội X Đảng bộ Thành phố (năm 2020), Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình Giảm ngập nước từ nay đến hết nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Đã xây dựng trình tự thực hiện chỉnh trang đô thị, di dời và tổ chức lại cuộc sống cho người dân đang sống trên và ven kênh rạch bằng nguồn vốn ngân sách, đồng thời chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận cân đối thời gian và tiến độ tổ chức triển khai thực hiện từng dự án đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo Quyết định 2034/QĐ-UBND ngày 15 /8/2018 của UBND Thành phố.
Việc di dời và sửa chữa nhà chung cư cũ tại TP HCM vẫn ì ạch |
Về công tác tháo dỡ và xây dựng mới chung cư thay thế chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp. Hiện TP HCM tiếp tục triển khai Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 11/3/2017 về ủy quyền, phân công cho UBND quận thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan thủ tục đầu tư cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 và thực hiện Kế hoạch số 1776/KH-UBND ngày 3/4/2017 về tổ chức thực hiện Chương trình cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ trên địa bàn TP HCM, giai đoạn 2016 - 2020.
Đã thực hiện di dời 83 hộ dân tại 2 chung cư cấp D (chung cư số 119B Tân Hòa Đông, Quận 6 (80 hộ); chung cư số 6Bis Nguyễn Tất Thành, quận 4 (3 hộ còn lại); Di dời dở dang chung cư Nakyco 28/30 hộ; đã hoàn thành tháo dỡ 1 chung cư với tổng diện tích sàn 14.892 m2 (chung cư 239 Cách Mạng Tháng Tám, quận 3.
Đang xem xét ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tạm cư và tái định cư của các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bị hư hỏng nặng, nguy hiểm trên địa bàn Thành phố. Giải quyết các vướng mắc về đẩy nhanh tiến độ di dời, công tác chuẩn bị nguồn nhà tái định cư phục vụ tạm cư trên địa bàn quận 1, 4, 5, Tân Bình và Bình Thạnh.
Tuy nhiên, số lượng này được cho là quá ít vì hiện TP HCM có tới khoảng 470 chung cư cũ xuống cấp cần di dời gấp.
Theo nhận định từ phía chuyên gia thì tiến độ này là quá chậm, vẫn chưa xử lý và có giải pháp cụ thể cho việc di dời và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình đột phát đã đề ra vì hiện nay chỉ còn 2 năm nữa để Thành phố hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Đẩy nhanh hơn nữa
Trong báo cáo trên, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợn với các đơn vị liên quan để tiếp tục tổ chức thực hiện
Chương trình đột phá chỉnh trang và phát triển đô thị, trong đó tập trung triển khai thực hiện Đề án Tổ chức thực hiện chỉnh trang đô thị dọc các tuyến kênh, rạch trên địa bàn Thành, giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án tổ chức thực hiện cải tạo, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn Thành phố.
Phối hợp Hiệp hội Bất động sản TP HCM tổ chức triển khai thực hiện Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường bất động sản TP HCM giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tiếp tục hoàn chỉnh Chương trình phát triển nhà ở TP HCM giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và Kế hoạch phát triển nhà ở TP HCM, giai đoạn 2016 - 2020.
Tổng kết tình hình thực hiện thí điểm cơ chế một cửa liên thông điện tử trong công tác cấp Giấy phép xây dựng, với đề xuất cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp Giấy phép xây dựng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/