TP HCM tiếp tục đề xuất cấm dịch vụ 'đòi nợ thuê'
Ngày 29.8, UBND TP.HCM có báo cáo gửi Bộ Tài chính về tình hình, kết quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở TP.HCM quý 1/2019.
Đáng chú ý, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ đưa loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh như từng đề xuất. Lý do UBND TP.HCM đưa ra là quan hệ vay - nợ là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế.
Khi có tranh chấp hợp đồng, các bên tham gia tự thỏa thuận hoặc khởi kiện để tòa án giải quyết. Nhà nước đã có đầy đủ hệ thống luật pháp, cơ quan bảo vệ, thi hành luật như tòa án, viện kiểm sát, thi hành án… Đối với các vụ việc đã có quyết định, bản án của tòa án có hiệu lực thì cơ quan thi hành án, thừa phát lại… là cơ quan có thẩm quyền thi hành.
Theo UBND TP.HCM, việc cho phép hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ vô tình là kẽ hở để một số đối tượng (hoạt động đòi nợ thuê, xã hội đen…) lợi dụng núp bóng đầu tư qua hình thức cấu kết giữa công ty tài chính, công ty đòi nợ và các đối tượng hình sự, các băng nhóm tại địa phương gây hệ quả phức tạp về an ninh trật tự.
Trường hợp không đưa loại hình kinh doanh này vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ sửa đổi và bổ sung Nghị định 104/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, trong đó quy định cụ thể cơ quan thẩm quyền xử phạt, chế tài xử phạt và quy trình đòi nợ đối với khách nợ.
UBND TP.HCM nhận định các đối tượng núp bóng doanh nghiệp (DN) có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, tạo vỏ bọc để tổ chức hoạt động cho vay “tín dụng đen” nhằm thu lợi bất chính.
Do mức phí dịch vụ để thực hiện hợp đồng đòi nợ hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định mà hầu hết là tự thỏa thuận giữa các DN hoạt động đòi nợ với khách hàng (chủ nợ), có khi 10% hoặc 20 - 50% tùy theo số tiền nợ phải đòi; khả năng, điều kiện của khách nợ. Điều này kích thích lòng tham khiến DN tìm mọi biện pháp để thực hiện đòi nợ như tạt sơn, ném chất bẩn... vào nhà để uy hiếp tinh thần con nợ.
Tổng số người làm nghề này là 711, trong đó có 5 người nước ngoài. Tổng số vốn điều lệ của các DN này hơn 111 tỉ đồng, DN có vốn điều lệ cao nhất là 10 tỉ đồng, thấp nhất 2 tỉ đồng.Theo báo cáo của UBND TP.HCM, tính đến hết quý 1/2019, thành phố có 45 DN đủ điều kiện hoạt động kinh doanh đòi nợ, trong đó có 42 công ty trong nước và 3 công ty có yếu tố nước ngoài.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/