|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

TP HCM: Hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng

21:37 | 26/04/2022
Chia sẻ
NHNN chi nhánh TP HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.

Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố triển khai ý kiến của Thủ tướng về phát triển thị trường bất động sản thành phố ổn định, lành mạnh, theo Zing.

Theo đó, cơ quan này yêu cầu các tổ chức tín dụng quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động bất động sản, chuyển tiền thu được từ bất động sản ra nước ngoài.

Đồng thời thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân. Hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.

Trước đó, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu, đặc biệt đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nêu trên.

Sau động thái này, một số ngân hàng đã có động thái tạm dừng cấp tín dụng, giải ngân đối với mảng cho vay bất động sản như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, Mã: STB) hay Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, Mã: TCB).

Báo cáo mới đây của Chứng khoán SSI cho biết mặc dù NHNN chưa công bố số liệu tăng trưởng tín dụng trong tháng 4, tín dụng dường như đã phần nào chậm lại trong bối cảnh Chính phủ và NHNN gần đây có những động thái cứng rắn đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.

Phương Nga

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.