Top10 tăng/giảm tháng 10: Nhiều mã bất động sản đang dò đáy, mất hơn 1/3 giá trị
Trên sàn HOSE, Top10 mã cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong tháng 10 đều có tỉ lệ tăng trên 9%. Nhóm Công nghiệp hoạt động mạnh nhất trong tháng khi có 3 đại diện trên bảng xếp hạng. Mã STG của CTCP Kho vận Miền Nam dẫn đầu với tỉ lệ tăng 46,65%, đóng cửa tháng 10 ở 39.450 đồng/cp.
Quan sát giao dịch trong tháng 10, STG sở hữu chuỗi tăng liên tiếp dài nhất là 5 phiên, tổng số phiên tăng kịch trần trong tháng là 4 phiên. Hai cổ phiếu khác cũng thuộc nhóm Công nghiệp là SRC (25,71%) của CTCP Cao Su Sao Vàng và CTF (11,93%) của CTCP City Auto.
Một số nhóm cổ phiêu hoạt động sôi nổi trong tháng 10 khi các nhóm này đều có ít nhất hai đại diện chiếm chỗ trên bảng xếp hạng như Nông nghiệp với BAF (25,39%), VFG (16,38%); Công nghệ với ITD (15,26%), FRT (11,60%); Dịch vụ với FDC (11,79%), HOT (9,58%).
Nhóm Bất động sản và xây dựng chỉ có một đại diện duy nhất trên bảng xếp hạng là L10 nhưng cổ phiếu này lại sở hữu mức tăng ấn tượng trong tháng 10 là 24,69%.
Ở chiều giảm, nhóm bất động sản và xây dựng, vật liệu xây dựng chiếm 8 / 10 vị trí trên bảng xếp hạng. Cụ thể, SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC dẫn đầu với tỉ lệ giảm 43,88%. Tính đến hết ngày 31/10, cổ phiếu này có chuỗi 11 phiên giảm liên tiếp, tổng số phiên giảm kịch sàn trong tháng lên tới con số 8.
Hai đại diện khác của nhóm Bất động sản và xây dựng cũng có mức giảm giá hơn 40% là LGL (42,59%) và TCD (41,88%). Ngoài ra, top10 giảm giá còn có NHA (40,48%), DIG (40,40%), DXS (39,80%), CIG (39,73%), KBC (39,66%).
Trên sàn HNX, các cổ phiếu trong bảng xếp hạng Top10 tăng giá có tỉ lệ tăng từ 13%. PRC của CTCP Logistics Portserco dẫn đầu với 50,00%. Quan sát giao dịch trong tháng 10, PRC chỉ mới hoạt động sôi nổi vào tuần cuối tháng khi cổ phiếu này tăng kịch trần trong tất cả các phiên giao dịch.
Những cổ phiếu khác chia làm hai nhóm chính là những cổ phiếu có mức tăng giá từ 20 – 30% như TJC (30,13%), L43 (30,00%), ARM (25,94%), MED (25,79%), V12 (20,13%) và những cổ phiếu có mức tăng giá từ 13 – 19% như THS (19,41%), VTH (17,72%), KST (14,74%), PEN (13,25%).
Những cổ phiếu ở chiều giảm giá đều có tỉ lệ giảm trong khoảng từ 40 – 50% và phần lớn thuộc một trong hai nhóm là Bất động sản và xây dựng hoặc dịch vụ. Cụ thể là các mã như PVL (51,06%), L14 (49,65%), LUT (47,50%), APS (46,67%), VKC (45,45%), KLF (43,75%), CTC (42,86%), VGS (40,61%), SDA (40,19%) và IDJ (39,37%).
Trên thị trường UPCoM, cổ phiếu EPC của CTTNHH Một thành viên Cà phê Ea Pok dẫn đầu khi thị giá đẩy từ 8.600 đồng/cp lên 36.200 đồng/cp tương ứng mức tăng 320,93%. Ba cổ phiếu khác có mức tăng trên 100% là VHH (174,29%) của CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Thành Đạt, CFV (144,05%) của CTTHHH Một thành viên Cà phê Thắng Lợi và THW (126,37%) của CTCP Cấp nước Tân Hòa.
Bảng xếp hạng top10 tăng giá trên thị trường UPCoM trong tháng 10 còn có DWC, FCS, PJS, SPB, SJC và MNB. Ngoài MNB có mức tăng 16,55%, những cổ phiếu khác đều có mức tăng 65 – 80%.
Ở chiều giảm giá, các cổ phiếu trong bảng xếp hạng chia thành hai nhóm lớn: những cổ phiếu có tỉ lệ giảm 45 – 55% và những cổ phiếu có tỉ lệ giảm 30 -40%.
Cổ phiếu HNI của CTCP May Hữu Nghị dẫn đầu khi giảm 55,83%. Quan sát giao dịch trong tháng 10, cổ phiếu này không có chuỗi giảm nào đáng chú ý nhưng lại có nhiều những chuỗi 2 phiên, 3 phiên giảm liên tiếp. Đây chính là lí do đưa HNI lên top1 trên bảng xếp hạng giảm giá. Nhóm tỉ lệ giảm 45 – 55% còn có NAC, LMC, BDG và GTD.
Nhóm tỉ lệ giảm 30 – 40% gồm TGP, DPS, PXL, CEN và LMH. Ngoài GTD, những cổ phiếu khác đều có thị giá nhỏ dưới 10.000 đồng/cp.