|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tổng giám đốc VPBank đăng ký mua thêm hơn 225.000 cổ phiếu ESOP

10:00 | 14/12/2020
Chia sẻ
Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh tiếp tục đăng ký mua thêm 225.108 cổ phiếu ESOP sau khi vừa mua hơn 5,7 triệu cổ phiếu cũng trong đợt phát hành này.
Tổng giám đốc VPBank đăng ký mua thêm hơn 225.000 cổ phiếu ESOP - Ảnh 1.

Một điểm giao dịch của VPBank. (Ảnh minh họa: VPBank).

Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) vừa đăng ký mua thêm 225.108 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cán bộ nhân viên (ESOP) năm 2020.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ 16/12 đến 17/12, qua Trung tâm luu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Trước đó, ông Vinh đã mua hơn 5,7 triệu cổ phiếu VPB cũng trong đợt phát hành ESOP và nâng tỷ lệ sở hữu tại nhà băng này từ xấp xỉ 1,28% lên khoảng 1,5%.

Ngoài ông Vinh, 11 nhân sự cấp cao thuộc Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát cùng Kế toán trưởng và 1 người liên quan với cổ đông nội bộ của VPBank đã mua vào tổng cộng gần 1,13 triệu cổ phiếu. Các giao dịch được thực hiện từ ngày 3/12 đến ngày 9/12, giá chào bán là 10.000 đồng/cp.

Toàn bộ số cổ phiếu trên nằm trong đợt phát hành 17 triệu cổ phiếu cho người lao động từ nguồn cổ phiếu quỹ của VPBank. Theo ban lãnh đạo ngân hàng, việc phát hành cổ phiếu ESOP nhằm mục đích giữ chân nhân tài, ghi nhận đóng của các cấp cán bộ, nhân viên đối với ngân hàng.

Số cổ phiếu phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm và được giải tỏa dần theo tỷ lệ 30% số cổ phần được mua sẽ được giải tỏa sau 1 năm, 35% cổ phần sẽ được giải tỏa sau 2 năm; 35% cổ phần sẽ được giải tỏa sau 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Vào năm 2019 và 2018, VPBank cũng từng có 2 đợt phát hành cổ phiếu ESOP với khối lượng lần lượt khoảng 33,7 triệu và 31 triệu đơn vị. Trong cả hai đợt phát hành này, ông Vinh đều mua vào khoảng một nửa lượng cổ phiếu chào bán.

Lê Huy

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.